Những bí quyết giúp học bài mau thuộc và nhớ lâu (phần 3)
- Được viết ngày Thứ sáu, 02 Tháng 5 2014 10:18

Bản đồ tư duy được mệnh danh là công cụ vạn năng cho bộ não giúp mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh
Lập bản đồ tư duy trong học tập và làm việc nhóm là những phương pháp học vô cùng hiệu quả được sinh viên quốc tế áp dụng nhiều. Tuy nhiên ở Việt Nam thì những năm gần đây mới được đưa vào ứng dụng với hiệu quả còn hạn chế. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân tiếp tục giới thiệu đến các bạn học sinh, sinh viên cách thực hiện hai phương pháp trên sao cho có hiệu quả nhất.
Bí quyết lập sơ đồ tư duy
Dựa trên quy luật hoạt động đặc thù của bán cầu não phải (nhạy cảm với thông tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng, tưởng tưởng…), từ lâu người ta đã nghĩ ra cách lập sơ đồ tư duy để nâng cao hiệu suất làm việc của bộ não nói chung. Nhưng Tony Buzan, tác giả sách Sơ đồ tư duy, mới chính là người có công lớn hoàn thiện và phổ biến bí quyết tư duy theo bản đồ tư duy (mindmap). Trong học tập, đặc biệt là để học bài mau thuộc, chúng ta nên ứng dụng bí quyết thú vị này.
Các bạn chỉ cần chuẩn bị bút (nhiều màu mực càng tốt), giấy (bằng khổ vở tập học của các bạn, khổ A4… đều được). Kế tiếp, các bạn xem qua nội dung vấn đề cần học thuộc, xác định chủ đề chính, ghi nó ra trung tâm tờ giấy; những chủ đề phụ, ý phụ, dẫn chứng minh họa… sẽ kết nối với chủ đề trung tâm bằng những đường phân nhánh có dạng hình rễ cây. Nếu giữa các tiểu chủ đề có sự liên hệ với nhau thì các bạn vẽ thêm đường biểu diễn sự liên kết, tác động qua lại (đường gạch đứt quãng, mũi tên 2 chiều…). Làm như thế, các bạn sẽ rất dễ quan sát, nắm bắt toàn cảnh vấn đề. Chỉ cần làm đi làm lại vài lần là bạn không cần nhìn vào vở ghi bài nữa nhưng vẫn có thể thiết lập được các nội dung cần ghi nhớ dưới dạng sơ đồ, nghĩa là các bạn đã thuộc bài một cách mau chóng.

Tóm lại, bí quyết lập bản đồ tư duy sẽ giúp đường đi của ngôn ngữ - phương tiện của tư duy không bị tắc nghẽn, giúp não làm việc nhịp nhàng, đồng bộ, có hệ thống; đánh thức và kết hợp được ưu thế tư duy của bán cầu não phải và bán cầu não trái. Sơ đồ tư duy như là bộ khung, cái sườn thâu tóm một cách ngắn gọn mà đầy đủ nhất về vấn đề cần nắm bắt. Ghi nhớ bài bằng bí quyết lập sơ đồ tư duy vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian. Vì thế, trong quá trình học tập nói chung, và học bài nói riêng, các bạn nhớ đừng bỏ qua bí quyết rất khả dụng này nhé!
Bí quyết học nhóm
Học nhóm cũng là một trong những bí quyết rất thú vị giúp bạn mau nhớ bài, nắm chắc vấn đề hơn. Ngoài ra, cách học này còn giúp cho việc học tập của bạn thêm sôi nổi, hào hứng. Vì “học thầy không tày học bạn” mà! Có thể áp dụng hình thức học nhóm cho bất kỳ môn nào mà các bạn muốn. Các dịp ôn bài kiểm tra, ôn thi cuối kỳ, thi tốt nghiệp… là những lúc rất cần học nhóm, nhằm phát huy sức mạnh và sự hỗ trợ của tập thể.
Để việc học nhóm phát huy tác dụng tích cực, các bạn cần lên kế hoạch học tập cụ thể, các thành viên phải tích cực nghiên cứu nội dung bài học, tài liệu liên quan… Cố gắng chọn địa điểm học thuận lợi nhất để ai cũng dễ dàng có mặt như: ở nhà một người bạn, ở khuôn viên trường, thư viện… Quy mô nhóm từ 2 đến 3 người hoặc từ 3 đến 5 người là hợp lý. Không nên lập nhóm quá đông, trên 5 người, sẽ rất khó tập trung, việc học sẽ biến thành buổi họp mặt của bà con “xóm bà tám”, gặp nhau lo tán dóc, chỉ lãng phí thời gian. Tốt nhất là nhóm từ 2 đến 3 người, trong đó một người phải có năng lực học tập trội hơn, để dẫn dắt nhóm. Không nên lạm dụng việc học nhóm, môn nào, vấn đề gì cũng đem ra học nhóm. Nếu chưa thật cần thiết thì không nên tổ chức học nhóm.

Tóm lại, nếu biết khai thác tính tích cực của việc học nhóm, cùng giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ trong học tập thì việc học nhóm sẽ là một bí quyết học tập rất thú vị, hiệu quả. Thông qua học nhóm, các bạn có cơ hội rèn luyện các kỹ năng như: hợp tác, thuyết trình, tranh luận, phản biện, đàm phán… Những kỹ năng này, rất cần trong quá trình bạn học tập cũng như trong công việc sau này.
“Bạn thân thiết của tôi, hãy loại bỏ “không thể” ra khỏi đầu.” - Samuel Johnson
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Nhân
Đăng nhập Mail @phamkietsonha.edu.vn
Văn bản mới
- Hướng dẫn thi Tiếng Anh qua Internet
- Hướng dẫn thi giải toán qua Internet
- Hướng dẫn thi Vận dụng kiến thức liên môn và dạy học theo chủ đề tích hợp
- KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI EM YÊU LỊCH SỬ VIỆT NAM CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014-2015
- Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2014-2015
- Phân công CM- lần 2 NH 2014-2015
- Danh sách phòng thi khảo sát chất lượng lớp 10 năm học 2014-2015
- Hướng dẫn đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn NH 2014-2015
- Danh sách học sinh năm học 2014-2015
- Phân công CM - Lần 1 NH 2014-2015
- Tổ chức các hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2014- 2015 và tiêu chí kiểm tra đánh giá các hoạt đông
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2014-2015
- Kết quả kiểm tra kiến thức vào 10 năm học 2014-2015
-
Lịch công tác
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Khi tôi 18 - Câu hỏi gợi ý phần "18 ước mơ" tháng 2/2014
- Khi tôi 18 - Câu hỏi gợi ý phần "Chinh phục"
- Khi tôi 18 - Kế hoạch tổ chức Hội thi
- Qui định tính điểm thi đua các Chi đoàn
- Qui chế đánh giá, xếp loại Đoàn viên, Chi đoàn
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 1/2014
- Hướng dẫn buổi lễ kết nạp Đoàn viên mới
- Kết quả thi đua chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2013: "Tập thể toàn đợt thi đua"
- Kết quả thi đua chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2013: "Vòng hoa điểm giỏi cá nhân"
- Kết quả thi đua chào mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2013: "Tập thể học tốt"
- Phát động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013
- Kế hoạch công tác Đoàn tháng 11/2013
- Kết quả hội thi "Khúc hát tuổi xanh"
- DSHS đạt giải "Vòng hoa điểm giỏi - tháng 10"
- Hướng dẫn nội dung SH chi đoàn tháng 10/2013
Clip nổi bật
Liên kết web
Giai điệu tuổi xanh
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh các tổ chuyên môn
Tra cứu thông tin
Thống kê truy cập
175599
Hôm nay
Hôm qua
Trong tuần
Trong tháng
85
395
1261
639
Hôm nay: 03 - 06 - 2023 .
. Đang trực tuyến: 12 khách