Sự kiện tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi có ý nghĩa chính trị kinh tế xã hội như thế nào? Môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có quan điểm xây dựng chương trình ra sao?
Ý nghĩa chính trị kinh tế xã hội của sự kiện tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi?
Sự kiện Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi không chỉ đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong tiến trình đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, mà còn có ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, kinh tế và xã hội. Đây là minh chứng cho sự chuyển mình của đất nước từ chế độ apartheid sang một nền dân chủ đa sắc tộc, mở ra cơ hội phát triển bền vững, hòa hợp dân tộc và hội nhập quốc tế.
Sự kiện Nelson Mandela trở thành Tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi vào năm 1994 có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, cụ thể:
(1) Ý nghĩa chính trị
– Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
– Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
– Củng cố tinh thần hòa giải và đoàn kết dân tộc, khi chính Mandela chủ trương hợp tác thay vì trả thù. Thể hiện sự chuyển đổi hòa bình từ một chế độ áp bức sang một nền dân chủ đa sắc tộc.
(2) Ý nghĩa kinh tế
– Xóa bỏ các rào cản kinh tế do chính sách apartheid gây ra, tạo cơ hội bình đẳng cho mọi công dân trong lĩnh vực kinh doanh và lao động.
– Thu hút đầu tư nước ngoài nhờ chính sách hòa giải, ổn định chính trị và mở cửa kinh tế.
– Cải cách hệ thống sở hữu đất đai và kinh tế, từng bước nâng cao đời sống cho người da màu vốn bị thiệt thòi trước đó.
– Tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế bền vững, dù vẫn còn nhiều thách thức như bất bình đẳng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp cao.
(3) Ý nghĩa xã hội
– Bảo vệ quyền con người và tạo điều kiện cho Cộng hòa Nam Phi phát triển đất nước.
– Cải thiện điều kiện sống, giáo dục và y tế cho người da màu – nhóm từng bị gạt ra bên lề xã hội.
– Xây dựng một xã hội đa sắc tộc hài hòa hơn, dù vẫn còn nhiều khoảng cách cần thu hẹp giữa các nhóm dân cư.
– Khuyến khích các quốc gia khác trên thế giới đấu tranh chống phân biệt chủng tộc và áp bức.
Sự kiện này không chỉ là một bước ngoặt quan trọng đối với Nam Phi mà còn là biểu tượng của tinh thần hòa bình, công lý và đoàn kết trên toàn cầu.
Ý nghĩa chính trị kinh tế xã hội của sự kiện tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi? (Hình ảnh từ Internet)
Môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS có quan điểm xây dựng chương trình như thế nào?
Căn cứ Mục 2 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, quan điểm xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như sau:
– Chương trình hướng tới hình thành, phát triển ở học sinh tư duy khoa học, nhìn nhận thế giới như một chỉnh thể theo cả chiều không gian và chiều thời gian trên cơ sở những kiến thức cơ bản, các công cụ học tập và nghiên cứu lịch sử, địa lí; từ đó, hình thành và phát triển các năng lực đặc thù và năng lực chung, đặc biệt là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn và khả năng sáng tạo.
– Chương trình kế thừa, phát huy ưu điểm của môn Lịch sử và môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước tiên tiến trên thế giới. Nội dung môn học bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, toàn diện, khoa học; phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh, có tính đến các điều kiện dạy học của nhà trường Việt Nam.
– Nội dung giáo dục lịch sử được thiết kế theo tuyến tính thời gian, từ thời nguyên thuỷ qua cổ đại, trung đại đến cận đại và hiện đại; trong từng thời kì có sự đan xen lịch sử thế giới, lịch sử khu vực và lịch sử Việt Nam. Mạch nội dung giáo dục Địa lí đi từ địa lí đại cương đến địa lí khu vực và địa lí Việt Nam. Chú trọng lựa chọn các chủ đề, kết nối kiến thức và kĩ năng để hình thành và phát triển năng lực ở học sinh, đồng thời coi trọng đặc trưng khoa học lịch sử và khoa học địa lí.
– Chương trình chú trọng vận dụng các phương pháp giáo dục tích cực, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.
– Chương trình bảo đảm liên thông với chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học và chương trình môn Lịch sử, chương trình môn Địa lí cấp trung học phổ thông; thống nhất, kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học và các môn học, hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông.
– Chương trình có tính mở, cho phép thực hiện mềm dẻo, linh hoạt tuỳ theo điều kiện của địa phương, đối tượng học sinh (học sinh vùng khó khăn, học sinh có nhu cầu hỗ trợ đặc biệt,…).
Nhiệm vụ của học sinh THCS khi học môn Lịch sử và Địa lí là gì?
Căn cứ Điều 82 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ cụ thể cuat học sinh THCS khi học môn Lịch sử và Địa lí như sau:
– Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
– Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
– Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
– Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
– Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt