Thế nào là Virus HMPV? Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm Virus HMPV là gì? Phòng y tế trường học cần trang bị tối thiểu bao nhiêu giường bệnh?
Virus HMPV là gì?
Virus HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus đường hô hấp khá phổ biến, thuộc họ Paramyxoviridae. Virus này gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường và cúm, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch yếu.
Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm Virus HMPV?
Các triệu chứng của nhiễm HMPV thường xuất hiện từ từ và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Ngoài các triệu chứng điển hình như ho, sổ mũi, nghẹt mũi và đau họng, người bệnh còn có thể gặp phải:
Khó thở: Đặc biệt ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, khó thở có thể là một triệu chứng đáng lo ngại, biểu hiện qua các dấu hiệu như thở nhanh, rút lõm lồng ngực.
Thở khò khè: Âm thanh rít lên khi thở, thường nghe rõ hơn vào ban đêm.
Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, mất sức.
Sốt: Sốt thường nhẹ đến trung bình.
Tiêu chảy: Ở một số trường hợp, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhiễm HMPV có thể gây ra tiêu chảy.
*Lưu ý: Thông tin về Virus HMPV là gì? Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm Virus HMPV là gì? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Virus HMPV là gì? Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm Virus HMPV? Phòng y tế trường học cần trang bị tối thiểu bao nhiêu giường bệnh? (Hình từ Internet)
Phòng y tế trường học cần trang bị tối thiểu bao nhiêu giường bệnh?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về phòng y tế trường học cần đảm bảo các điều kiện cần thiết như sau:
Bảo đảm các điều kiện về phòng y tế, nhân viên y tế trường học1. Phòng y tế trường họca) Trường học phải có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh;b) Phòng y tế của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị, dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi;c) Có sổ khám bệnh theo mẫu A1/YTCS quy định tại Thông tư 27/2014/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hệ thống biểu mẫu thống kê y tế áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã; sổ theo dõi sức khỏe học sinh theo mẫu số 01 và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo mẫu số 02 quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.2. Nhân viên y tế trường họca) Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương, các trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định tại Điểm này hoặc ký hợp đồng với Trạm Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Trạm Y tế xã) hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh;…
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phòng y tế trường học cần trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường, cân, thước đo, huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định
Tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh trong trường học ra sao?
Căn cứ Điều 10 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe học sinh như sau:
– Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng địa phương.
– Tổ chức truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực;
Phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
– Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng.
– Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt