Tham khảo mẫu báo cáo quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 ngắn gọn, dễ hiểu?
Viết báo cáo quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi Địa lí lớp 7?
Học sinh tham khảo mẫu viết báo cáo quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi như sau:
Báo cáo này tìm hiểu về quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi, một sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra trong thế kỷ 20. Quá trình này bắt đầu từ năm 1961 khi Nam Phi tuyên bố tự là một nước Cộng hòa, chấm dứt mối quan hệ với khối Liên hiệp Anh.
1. Bối cảnh lịch sử trước khi thành lập Cộng hòa Nam Phi
Trong hơn ba thế kỷ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apartheid) tàn bạo đối với người da đen và da màu. Chính sách này đã gây ra nhiều bất công và bất mạn trong xã hội Nam Phi.
2. Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi
– Giai đoạn Nam Phi là thuộc địa của Hà Lan (1652 – 1806): Vào năm 1652, người Hà Lan đặt chân đầu tiên ở Nam Phi và thành lập Trạm Tiếp tế Cape để phục vụ cho hoạt động hàng hải của Hà Lan. Họ thiết lập các khu định cư và cai trị khu vực này, đặt nền móng cho sự phát triển về sau của Nam Phi.
– Giai đoạn Nam Phi là thuộc địa của Anh (1806 – 1910): Vào năm 1806, Anh chiếm đảo Cape từ tay Hà Lan và biến Nam Phi thành thuộc địa của mình. Anh thiết lập các chính sách cai trị mới và dẫn đến các cuộc xung đột với người Boer (gốc Hà Lan), đện cao là Chiến tranh Boer (1899 – 1902).
– Trong hơn ba thế kỷ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (Apartheid) tàn bạo đối với người da đen và da màu. Chính sách này đã gây ra nhiều bất công và bất mạn trong xã hội Nam Phi.
– Năm 1961: Trước áp lực đấu tranh của nhân dân Nam Phi, Liên bang Nam Phi đã rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là Cộng hòa Nam Phi.
– Phong trào đấu tranh chống Apartheid: Dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội Dân tộc Phi (ANC), người da đen đã bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ Apartheid. Cộng đồng quốc tế cũng đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh này.
– Tháng 12/1993: Chính quyền da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ Apartheid và trả tự do cho lãnh tụ ANC sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.
– Tháng 4/1994: Cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên được tổ chức. Nelson Mandela trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, đánh dấu sự kết thúc chế độ Apartheid.
– Chính quyền mới: Nam Phi áp dụng Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện mức sống cho người da đen.
3. Kết Luận
Quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi là một hành trình lịch sử đầy biến động. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt lớn giúp Nam Phi chấm dứt chế độ Apartheid, tiến tới nền dân chủ bình đẳng, đồng thời thể hiện khát vọng về sự đoàn kết, hợp tác và phát triển bền vững.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Viết báo cáo quá trình thành lập Cộng hòa Nam Phi Địa lí lớp 7? Hướng dẫn đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS? (Hình từ Internet)
Phân môn Địa lí lớp 7 học bao nhiêu tiết?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Thời lượng dành cho môn học là 105 tiết/lớp/năm học. Tỉ lệ % số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:
Mạch nội dung |
Lớp 6 |
Lớp 7 |
Lớp 8 |
Lớp 9 |
Toàn cấp |
Địa lí |
45 |
42 |
41 |
40 |
42 |
Địa lí tự nhiên đại cương |
45 |
11 |
|||
Địa lí các châu lục |
42 |
11 |
|||
Địa lí tự nhiên Việt Nam |
41 |
10 |
|||
Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam |
40 |
10 |
|||
Lịch sử |
45 |
42 |
41 |
40 |
42 |
Thế giới |
22 |
20 |
20 |
19 |
20 |
Việt Nam |
23 |
22 |
21 |
21 |
22 |
Chủ đề chung |
6 |
8 |
10 |
6 |
|
Đánh giá định kì |
10 |
10 |
10 |
10 |
10 |
Như vậy, thời lượng học phân môn Địa lí lớp 7 là 42 tiết, nội dung chính là Địa lí các châu lục.
Hướng dẫn đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có hướng dẫn đánh giá năng lực Địa lí cấp THCS như sau:
Thành phần năng lực |
Mô tả chi tiết |
NHẬN THỨC KHOA HỌC ĐỊA LÍ |
Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian – Định hướng không gian: biết sử dụng các phương tiện khác nhau, đặc biệt là địa bàn để xác định chính xác phương hướng; biết xác định vị trí địa lí của một địa điểm và phương hướng trên bản đồ; biết phân tích phạm vi, quy mô của một lãnh thổ. – Phân tích vị trí địa lí: biết phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đến các quá trình tự nhiên và kinh tế – xã hội. – Phân tích sự phân bố: mô tả được đặc điểm phân bố của đối tượng, hiện tượng địa lí. – Diễn đạt nhận thức không gian: sử dụng được lược đồ trí nhớ để mô tả nhận thức về không gian; sử dụng được lược đồ để diễn tả mối quan hệ không gian giữa các hiện tượng, sự vật địa lí; mô tả được một địa phương với các dấu hiệu đặc trưng về tự nhiên, dân cư và kinh tế. Từ đó hình thành ý niệm về bản sắc của một địa phương, phân biệt địa phương này với địa phương khác. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (tự nhiên, kinh tế – xã hội) – Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên + Mô tả được một số hiện tượng và quá trình địa lí trên Trái Đất; mô tả được sự phân hoá của thiên nhiên các châu lục; mô tả được các đặc điểm chủ yếu của thiên nhiên Việt Nam; giải thích được một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hoá thiên nhiên Việt Nam. + Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên. + Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên trong một số tình huống. – Phân tích các mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong kinh tế – xã hội + Mô tả được sự phân hoá không gian của các hiện tượng dân cư, quần cư, kinh tế, văn hoá; giải thích được một số nhân tố tác động tới sự phân hoá đó qua một ví dụ cụ thể. + Tìm được các minh chứng về mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong sự phát triển, phân bố dân cư và các ngành kinh tế. + Sơ đồ hoá để mô tả được sự tương tác giữa các hiện tượng và quá trình kinh tế – xã hội. + Nhận biết và vận dụng được một số tình huống phân tích quan hệ nhân quả trong đời sống kinh tế – xã hội. – Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tới sự phân bố dân cư và sản xuất + Phân tích được tác động của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến việc lựa chọn phương thức khai thác tự nhiên của dân cư các châu lục. + Đánh giá được tác động của các điều kiện tự nhiên, cơ sở tài nguyên đến sự phân bố dân cư, sự phát triển các ngành kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế thông qua ví dụ cụ thể về địa lí Việt Nam. – Phân tích tác động của xã hội loài người lên môi trường tự nhiên + Phân tích được cách thức mà con người ở các châu lục, ở các vùng miền của nước ta đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
TÌM HIỂU ĐỊA LÍ |
Sử dụng các công cụ của địa lí học – Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn; biết đặt tiêu đề, chú thích cho một bức ảnh, tranh vẽ từ góc nhìn địa lí; biết tìm kiếm tài liệu địa lí phục vụ cho một bài tập dự án về địa lí địa phương hay một chủ đề về địa lí Việt Nam. – Sử dụng bản đồ: nêu được các yếu tố bản đồ; biết đọc bản đồ tỉ lệ nhỏ về địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế để rút ra các thông tin, tri thức cần thiết; biết sử dụng tỉ lệ bản đồ để xác định khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm; biết đọc lát cắt địa hình. – Tính toán, thống kê: kể được tên được một số đại lượng đo các hiện tượng, quá trình tự nhiên; vận dụng được một số chỉ tiêu về gia tăng dân số, phân bố dân cư và một số chỉ tiêu đo sự phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế. – Phân tích biểu đồ, sơ đồ: biết đọc biểu đồ khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa); biết đọc các dạng biểu đồ thông dụng trong phân tích động thái, cơ cấu, quy mô và đặc điểm phân bố của hiện tượng và đối tượng địa lí; đọc hiểu các sơ đồ, mô hình đơn giản. Tổ chức học tập ở thực địa Biết chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi thực hiện khảo sát thực địa; biết sử dụng một số công cụ đơn giản và thông dụng để thực hiện quan sát, quan trắc ngoài thực địa; biết ghi chép nhật kí thực địa; biết viết thu hoạch sau một ngày thực địa. Khai thác Internet phục vụ môn học Biết lấy thông tin về tự nhiên, kinh tế – xã hội từ những trang web được giáo viên giới thiệu; biết xác định các từ khoá trong tìm kiếm thông tin theo chủ đề; biết đánh giá thông tin tiếp cận được; có kĩ năng tải xuống các tài liệu media và lưu giữ tài liệu làm hồ sơ cho một bài tập được giao. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC |
Cập nhật thông tin, liên hệ thực tế Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu,… về các địa phương, quốc gia được học, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước; biết liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí. Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn Có khả năng hình thành và phát triển ý tưởng về một chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; có khả năng trình bày kết quả một bài tập dự án của cá nhân hay của nhóm. |
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt