Vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?

Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào? Nhiệm vụ và quyền...



Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?






Vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT thì vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên như sau:

– Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

– Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?

Vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao? (Hình từ Internet)

Trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT thì trung tâm giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

(1). Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, đào tạo:

– Chương trình xóa mù chữ.

Xem thêm:  Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường Cao Đẳng Sư Phạm được thành lập nhằm mục đích gì?

– Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông theo kế hoạch hằng năm của địa phương, người lao động có nhu cầu hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

– Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính; các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.

– Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp bao gồm: bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa; bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi; bồi dưỡng thường xuyên giáo viên; bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp; các chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; và các chương trình bồi dưỡng khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.

Xem thêm:  Tổng hợp lời nhận xét học sinh lớp 12 theo các môn học năm 2024 2025?

(2). Liên kết hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước và ngoài nước theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và pháp luật có liên quan. Tổ chức cho người học học tập, thực hành, trải nghiệm thông qua hợp tác, liên kết các chương trình giáo dục, đào tạo.

(3). Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:

– Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;

– Quyết định thành lập bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển Trung tâm; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức thuộc Trung tâm;

– Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật; quyết định mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu người học theo các quy định về tự chủ tài chính đối với Trung tâm;

– Tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình giáo dục; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu học tập phù hợp với mục tiêu giáo dục của từng chương trình; quản lý và cấp chứng chỉ cho người học theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm; đảm bảo chất lượng giáo dục của Trung tâm; lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để đăng ký kiểm định.

Xem thêm:  Lịch thi IELTS 2025? Đăng ký thi IELTS 2025 như thế nào? Chứng chỉ IELTS bao nhiêu thì được miễn thi ngoại ngữ ở kỳ thi THPT quốc gia 2025?

(4). Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

(5). Xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục theo yêu cầu của chương trình giáo dục, đào tạo.

(6). Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ quản lí, viên chức; tổ chức cho nhà giáo cập nhật, nâng cao kỹ nghề nghiệp; tổ chức cho nhà giáo, viên chức và người học tham gia các hoạt động xã hội.

(7). Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.

(8). Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, người học và xã hội.

(9). Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT thì cơ cấu tổ chức của Trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:

– Giám đốc, các phó giám đốc;

– Các phòng chức năng, phòng chuyên môn, nghiệp vụ;

– Lớp học;

– Tổ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ hoạt động giáo dục, đào tạo (nếu có);

– Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật;

– Hội đồng khoa học, hội đồng tư vấn (khi cần thiết).




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt