Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày? Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch?

Năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày là một hiện tượng thú vị của lịch âm vậy thì...



Năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày là một hiện tượng thú vị của lịch âm vậy thì tại sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày?






Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày?

Năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày là một hiện tượng đặc biệt của lịch âm do đây là năm nhuận âm lịch. Thay vì có 12 tháng như thông thường, năm Ất Tỵ 2025 sẽ có 13 tháng để cân bằng sự chênh lệch giữa năm âm lịch và năm dương lịch. theo đó năm Ất Tỵ 2025 sẽ có tháng 6 nhuận.

Một năm âm lịch thông thường chỉ có 354 hoặc 355 ngày, trong khi năm dương lịch có 365 hoặc 366 ngày. Sự chênh lệch khoảng 10-11 ngày mỗi năm này khiến chu kỳ âm lịch và dương lịch không đồng bộ theo thời gian. Để giải quyết vấn đề này, âm lịch sẽ bổ sung một tháng nhuận sau mỗi khoảng 2-3 năm.

Tháng nhuận giúp lịch âm đồng bộ với các chu kỳ thiên văn và mùa trong năm. Nếu không có tháng nhuận, các dịp lễ hội truyền thống (như Tết Nguyên Đán) sẽ dần trôi ra khỏi các mùa vốn gắn liền với nông lịch và văn hóa.

Việc năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày không chỉ là một hiện tượng thú vị của lịch âm mà còn là minh chứng cho sự khéo léo trong việc điều chỉnh thời gian của ông cha ta. Tháng nhuận trong năm Ất Tỵ 2025 không chỉ giúp điều chỉnh sự sai lệch mà còn đảm bảo các chu kỳ thiên nhiên và các dịp lễ truyền thống luôn gắn liền với đời sống con người.

Xem thêm:  Trường đại học thực hiện trao đổi giảng viên thì có phải là hợp tác quốc tế không?

Chi tiết các tháng âm lịch năm 2025 như sau:

Tháng âm lịch năm 2025

Tên can chi

Thời gian dương lịch

Tháng Giêng (tháng 1)

Ất Tỵ

29/01/2025 – 28/02/2025

Tháng 2

Mậu Dần

01/03/2025 – 30/03/2025

Tháng 3

Kỷ Mão

31/03/2025 – 29/04/2025

Tháng 4

Canh Thìn

30/04/2025 – 28/05/2025

Tháng 5

Tân Tỵ

29/05/2025 – 26/06/2025

Tháng 6

Nhâm Ngọ

27/06/2025 – 25/07/2025

Tháng 6 nhuận

Nhâm Ngọ Nhuận

26/07/2025 – 23/08/2025

Tháng 7

Quý Mùi

24/08/2025 – 22/09/2025

Tháng 8

Giáp Thân

23/09/2025 – 22/10/2025

Tháng 9

Ất Dậu

23/10/2025 – 20/11/2025

Tháng 10

Bính Tuất

21/11/2025 – 20/12/2025

Tháng 11

Đinh Hợi

21/12/2025 – 19/01/2026

Tháng Chạp (tháng 12)

Mậu Tý

20/01/2026 – 16/02/2026

Lưu ý: Nội dung vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày chỉ mang tính chất tham khảo!

Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày? Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch?

Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày? Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch? (Hình từ Internet)

Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch?

Tại Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 như sau:

Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.7. Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm:  Sở Giáo dục TPHCM thưởng tết giáo viên 2025 1.8 triệu đồng/người?

Như vậy, năm học 2024 2025 sẽ kết thúc trước ngày 31 tháng 5 năm 2025, so với âm lịch là trước ngày 5 tháng 5 năm 2025 âm lịch, tức ngày Canh Tý, tháng Nhâm Ngọ, năm Ất Tỵ.

Tuổi của học sinh trong năm học 2024 2025 như thế nào?

Tại Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.2. Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật…..

Xem thêm:  hocvalamtheobac mobiedu vn Tuần 3 Bảng A B C ngày 13/01 đăng nhập Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thế nào?

Như vậy, tuổi của học sinh trong năm học 2024 2025 như sau:

Lớp

Năm sinh của học sinh

Độ tuổi năm 2024 của học sinh

Lớp 1

Năm 2018

6 tuổi

Lớp 2

Năm 2017

7 tuổi

Lớp 3

Năm 2016

8 tuổi

Lớp 4

Năm 2015

9 tuổi

Lớp 5

Năm 2014

10 tuổi

Lớp 6

Năm 2013

11 tuổi

Lớp 7

Năm 2012

12 tuổi

Lớp 8

Năm 2011

13 tuổi

Lớp 9

Năm 2010

14 tuổi

Lớp 10

Năm 2009

15 tuổi

Lớp 11

Năm 2008

16 tuổi

Lớp 12

Năm 2007

17 tuổi

Lưu ý: độ tuổi của học sinh không bao gồm các trường hợp học lại, học muộn hơn quy định, học vượt cấp…



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt