Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn? Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật là gì?

Tham khảo các mẫu vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn? Mục tiêu của...



Tham khảo các mẫu vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn? Mục tiêu của môn Mĩ thuật trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là gì?







Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn

Thôn Vĩ Dạ, nơi vẻ đẹp giao hòa giữa sông nước hữu tình và những vườn cây xanh mát, đã trở thành biểu tượng của miền quê yên bình xứ Huế. Hãy tưởng tượng khung cảnh này qua những tán lá trúc mềm mại, con sông lấp lánh ánh nắng và mái nhà đơn sơ nép mình dưới bóng tre trúc. Một bức tranh sống động sẽ đưa ta về với cảm giác êm đềm và sâu lắng nơi vùng quê thơ mộng.

Các bạn có thể tham khảo dưới đây là một số mẫu vẽ bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn mà chúng tôi đã sưu tầm được:

Bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn – mẫu số 1

Bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn – mẫu số 2

Bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn – mẫu số 3

Bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn – mẫu số 4

Bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn – mẫu số 5

Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn

Vẽ một bức tranh thôn Vĩ Dạ theo tưởng tượng của bạn (Hình ảnh từ Internet)

Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật là gì?

Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

Xem thêm:  Tuyển thẳng, chế độ ưu tiên tuyển sinh trung học phổ thông mới theo thông tư 30/2024/TT-BGDĐT?

(1) Mục tiêu chung

Chương trình môn Mĩ thuật giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên kiến thức và kĩ năng mĩ thuật; nhận thức được mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, xã hội và các loại hình nghệ thuật khác; có ý thức trân trọng di sản văn hoá, nghệ thuật và khả năng ứng dụng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào đời sống;

Có hiểu biết tổng quát về ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và khả năng định hướng được nghề nghiệp cho bản thân; trải nghiệm và khám phá mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

(2) Mục tiêu cấp tiểu học

Môn Mĩ thuật giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật thông qua các hoạt động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học; góp phần hình thành các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

(3) Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục hình thành, phát triển năng lực mĩ thuật dựa trên nền tảng kiến thức, kĩ năng mĩ thuật ở cấp tiểu học, thông qua các hoạt động thảo luận, thực hành, trải nghiệm; phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;

Xem thêm:  Mẫu văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11? Đánh giá kết quả rèn luyện học kì của học viên giáo dục thường xuyên cấp THPT?

Có ý thức kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩ của thời đại, làm nền tảng cho việc phát triển các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; có hiểu biết về mối quan hệ giữa mĩ thuật với đời sống, nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, phát triển năng lực tự chủ và tự học, có ý thức định hướng nghề nghiệp sau khi kết thúc cấp học.

(4) Mục tiêu cấp trung học phổ thông

Môn Mĩ thuật giúp học sinh tiếp tục phát triển năng lực mĩ thuật đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản và các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm thông qua nhiều hình thức hoạt động; phát triển tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, kĩ năng thực hành, giao tiếp và hợp tác;

Ý thức tôn trọng và phát huy văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc, tiếp cận giá nghệ thuật và thành tựu khoa học, công nghệ của thời đại, phát triển năng lực tự chủ và tự học; tăng cường hiểu biết về kiến thức mĩ thuật trong các lĩnh vực ngành nghề có liên quan, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu nghệ thuật, có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội.

Xem thêm:  Top 3 đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 3 đi kèm đáp án? Đánh giá kết quả học tập của học sinh khi học môn Ngoại Ngữ cấp tiểu học ra sao?

Nội dung giáo dục cốt lõi của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 môn Mĩ thuật?

Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình.

Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.

Ở cấp trung học cơ sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.

Ở cấp trung học phổ thông, học sinh mỗi lớp 10, 11, 12 được lựa chọn 04 nội dung trong 10 nội dung bao gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật vừa được thực hiện độc lập vừa bảo đảm lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt