Khoảng thời gian nào mà văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á? Chương Lịch sử và Sử học đối với môn lịch sử lớp 10 có những yêu cầu cần đạt như thế nào?
Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào?
Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Khi các cường quốc châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh và Pháp mở rộng hoạt động hàng hải, thương mại và sau đó là thuộc địa hóa khu vực. Quá trình này kéo dài qua nhiều giai đoạn, từ việc thiết lập các trạm giao thương vào thế kỷ XVI–XVII, đến sự kiểm soát thuộc địa gần như toàn bộ Đông Nam Á vào thế kỷ XIX. Sự ảnh hưởng này chỉ chấm dứt khi các quốc gia trong khu vực giành được độc lập vào thế kỷ XX.
Trong các thế kỉ XVI – XIX, văn minh phương Tây từng bước xâm nhập vào Đông Nam Á. Sự du nhập của văn minh phương Tây đã đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố mới, như: tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hóa vật chất, tư tưởng nhân văn,…
Lưu ý: Nội dung Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á chỉ mang tính chất tham khảo!
Văn minh phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á trong khoảng thời gian nào? Đặc điểm ở môn Lịch sử cấp THPT? (Hình ảnh từ Internet)
Chương Lịch sử và Sử học đối với môn lịch sử lớp 10 có những yêu cầu cần đạt như thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về yêu cầu cần đạt của chương Lịch sử và Sử học đối với môn lịch sử lớp 10 như sau:
– Trình bày được khái niệm lịch sử.
– Phân biệt được lịch sử hiện thực và lịch sử được con người nhận thức thông qua ví dụ cụ thể.
– Giải thích được khái niệm sử học.
– Trình bày được đối tượng nghiên cứu của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
– Nêu được chức năng, nhiệm vụ của sử học thông qua ví dụ cụ thể.
– Nêu được ý nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của sử học: khách quan, trung thực, tiến bộ.
– Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử,…
– Nêu được một số phương pháp cơ bản của sử học: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp trình bày lịch sử theo lịch đại và đồng đại, phương pháp tiếp cận liên ngành. Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
– Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
– Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
– Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
– Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống (ở mức độ đơn giản).
– Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
Đặc điểm ở môn Lịch sử cấp THPT bao gồm những gì?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định các đặc điểm môn Lịch sử lớp cấp THPT như sau:
– Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.
– Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.
– Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.
– Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.
– Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,…
– Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt