Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?

Môn Lịch sử lớp 12 : Học sinh tham khảo nội dung văn kiện nào của Đảng đặt...



Môn Lịch sử lớp 12 : Học sinh tham khảo nội dung văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?






Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu?

Văn kiện đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu là “Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam” (năm 1930).

Cụ thể, trong Cương lĩnh này, Đảng xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc để giành lại độc lập dân tộc. Nội dung nhấn mạnh:

– Chống đế quốc: Đánh đổ thực dân Pháp và tay sai, giành độc lập cho dân tộc. Đây là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.

– Chống phong kiến: Đánh đổ giai cấp địa chủ, thực hiện cách mạng ruộng đất, mang lại quyền lợi cho nông dân.

Trong đó, đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu bởi chỉ khi giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp thì mới có thể thực hiện các nhiệm vụ khác, bao gồm cả việc giải quyết vấn đề phong kiến. Cương lĩnh cũng nhấn mạnh rằng nếu điều kiện thuận lợi, có thể giải quyết song song cả nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến trong chừng mực nhất định.

Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược và sự linh hoạt của Đảng trong việc xác định các bước đi cách mạng phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Cách phân chia thứ tự ưu tiên trong nhiệm vụ cách mạng cũng phản ánh sâu sắc mục tiêu hàng đầu của dân tộc Việt Nam thời kỳ đó: giành độc lập, tự do.

Xem thêm:  Top 2 mẫu viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên mưa? Năng lực văn học cần có sau khi học môn Ngữ văn lớp 8?

Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?

Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12 nói riêng và cấp THPT nói chung như sau:

– Lịch sử là môn học thuộc nhóm Khoa học xã hội, được lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp trung học phổ thông.

– Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể.

– Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

– Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

Xem thêm:  Đáp án bảng C tuần 3 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?

– Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,…

– Chương trình môn Lịch sử hệ thống hoá, củng cố kiến thức thông sử ở giai đoạn giáo dục cơ bản, đồng thời giúp học sinh tìm hiểu sâu hơn các kiến thức lịch sử cốt lõi thông qua các chủ đề, chuyên đề học tập về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử Việt Nam. Phương pháp dạy học môn Lịch sử được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của sử học và phương pháp giáo dục hiện đại.

Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12?

Văn kiện nào của Đảng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu? Các đặc điểm môn Lịch sử lớp 12? (hình từ Internet)

Các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử lớp 12?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:

Thành phần năng lực

Biểu hiện

TÌM HIỂU LỊCH SỬ

– Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

– Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể.

NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ

– Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử.

– Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.

Xem thêm:  Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link thi Vòng Bán kết Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh?



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt