Từ chỉ sự vật là gì? Cho ví dụ và bài tập? Từ chỉ sự vật học ở lớp mấy?

Khái niệm từ chỉ sự vật là gì? Các ví dụ và bài tập cụ thể xác định...



Khái niệm từ chỉ sự vật là gì? Các ví dụ và bài tập cụ thể xác định từ chỉ sự vật? Nội dung từ chỉ sự vật sẽ được học ở lớp mấy






Từ chỉ sự vật là gì? Cho ví dụ và bài tập?

Từ chỉ sự vật là những từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, con người, đồ vật, con vật, cây cối, địa điểm, khái niệm, hay bất kỳ đối tượng nào tồn tại trong thực tế hoặc trong suy nghĩ.

Dưới đây là các ví dụ về từ chỉ sự vật:

– Từ chỉ sự vật về con người: học sinh, thầy cô, mẹ, bạn bè, bác sĩ…

– Đồ vật: bàn, ghế, bút, sách, xe đạp…

– Con vật: mèo, chó, gà, chim, voi…

– Cây cối: lúa, tre, chuối, xoài, hoa hồng…

– Địa điểm: trường học, công viên, làng quê, thành phố…

– Hiện tượng thiên nhiên: mưa, gió, sấm, bão, cầu vồng…

– Khái niệm, cảm xúc: tình yêu, ước mơ, hy vọng, nỗi buồn, hạnh phúc…

Tác dụng của từ chỉ sự vật:

Từ chỉ sự vật giúp chúng ta xác định, gọi tên và mô tả các đối tượng cụ thể trong giao tiếp, từ đó làm rõ nội dung cần truyền đạt.

Ví dụ trong câu:

“Cánh đồng lúa chín vàng rực.”

>> Các từ chỉ sự vật: cánh đồng, lúa.

“Em rất yêu trường học của mình.”

>> Các từ chỉ sự vật: em, trường học.

Xem thêm:  Truyenthonghocsinhsinhvientphcm com Link vào đăng ký Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?

Một số bài tập và lời giải về xác định từ chỉ sự vật:

Dạng 1: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong đoạn văn, đoạn thơ cho trước

Bài tập 1: Hãy xác định từ ngữ chỉ sự vật được đưa ra trong đoạn thơ sau:

“Hương rừng thơm đồi vắng,

Nước suối trong thầm thì,

Cọ xòe ô che nắng,

Râm mát đường em đi.

Hôm qua em tới trường,

Mẹ dắt tay từng bước,

Hôm nay mẹ lên nương,

Một mình em tới lớp.”

(Đi học)

Đáp án: Cọ, ô, em, mẹ, lớp

Bài tập 2: Xác định từ ngữ chỉ sự vật trong bài thơ sau:

“Mẹ ốm bé chẳng đi đâu

Viên bi cũng nghỉ, quả cầu ngồi chơi

Súng nhựa bé cất đi rồi

Bé sợ tiếng động nó rơi vào nhà

Mẹ ốm bé chẳng vòi quà

Bé thương mẹ cứ đi vào đi ra”

Đáp án: Từ ngữ chỉ sự vật: Mẹ, bé, viên bi, súng nhựa, quả cầu, quà.

Bài tập 3: Xác định các từ ngữ chỉ sự vật trong khổ thơ sau của nhà văn Huy Cận:

“Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai”

Đáp án: Tay, tóc, răng, ánh mai, hoa nhài.

Dạng 2: Kể tên các từ chỉ sự vật

Bài tập 1: Kể tên 5 từ chỉ đồ vật mà em yêu thích nhất trong lớp học.

Đáp án: Bàn, ghế, bục giảng, viên phấn…

Bài tập 2: Đặt 5 câu trong đó có sử dụng những từ chỉ sự vật là bàn, mẹ, thầy cô, trời, học sinh

Đáp án:

Mẹ đang lau sạch chiếc bàn trong phòng khách.

Thầy cô luôn tận tâm dạy dỗ học sinh từng bài học bổ ích.

Trời hôm nay trong xanh và có những đám mây trắng lững lờ trôi.

Học sinh ngồi ngay ngắn bên bàn để chuẩn bị làm bài kiểm tra.

Mẹ dặn em phải luôn lễ phép với thầy cô trong lớp học.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về tình đồng chí được thể hiện trong bài thơ Đồng chí? Tiêu chí xây dựng văn hóa nhà trường đối với giáo viên lớp 8 là gì?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Từ chỉ sự vật là gì? Cho ví dụ và các bài tập xác định từ chỉ sự vật?

Từ chỉ sự vật là gì? Cho ví dụ và bài tập? Từ chỉ sự vật học ở lớp mấy?(Hình ảnh từ Internet)

Từ chỉ sự vật học ở lớp mấy?

Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì nội dung yêu cầu cần đạt đối với môn Tiếng Việt lớp 1 như sau:

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT1.1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh1.2. Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh1.3. Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng2. Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi3. Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu4.1. Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường4.2. Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép5. Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)…

Như vậy, theo quy định trên thì nội dung từ chỉ sự vật sẽ được học sinh học ở môn Tiếng Việt lớp 1.

Kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 1 bao gồm những gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 bao gồm:

– Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

Xem thêm:  Logo của Hội Sinh viên Việt Nam có các biểu tượng nào?

– Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

– Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng

– Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần gũi

– Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu

– Từ xưng hô thông dụng khi giao tiếp ở nhà và ở trường

– Một số nghi thức giao tiếp thông dụng ở nhà và ở trường: chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, xin phép

– Thông tin bằng hình ảnh (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)

Các hoạt động giáo dục học sinh lớp 1 thế nào?

Căn cứ Điều 19 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về các hoạt động giáo dục học sinh lớp 1 như sau:

– Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

– Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

– Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài lớp học thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt