Trường trung học có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không?

Theo quy định hiện nay thì trường trung học có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ...



Theo quy định hiện nay thì trường trung học có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không?






Trường trung học công lập có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không?

Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cơ cấu tổ chức của trường trung họcCơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì trường trung học sẽ có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Trường trung học có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không?

Trường trung học có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh không? (HÌnh từ Internet)

Hội đồng trường trung học công lập được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 10 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

– Hội đồng trường của trường trung học công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Xem thêm:  Có được dạy thêm bồi dưỡng về nghệ thuật đối với học sinh tiểu học?

– Thành phần của hội đồng trường trung học công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh và đại diện học sinh.

Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên, số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 15 người. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.

– Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập:

+ Quyết định về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển nhà trường, các dự án trong từng giai đoạn và từng năm học;

+ Quyết định về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Quyết định về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; phê duyệt kế hoạch giáo dục của nhà trường;

+ Giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giám sát việc thực hiện các quyết định của hội đồng trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường;

+ Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực của nhà trường theo quy định của pháp luật.

– Hoạt động của hội đồng trường trung học công lập:

+ Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.

+ Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc ít nhất một phần ba số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường có quyền triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường.

Xem thêm:  Bảng điểm chuẩn các tiêu chí kiểm định chất lượng trường trung cấp, trường cao đẳng theo Thông tư 14 mới nhất?

+ Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản.

+ Hội đồng trường được mời đại diện các thành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.

+Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ ba phần tư số thành viên của hội đồng trở lên (trong đó có chủ tịch hội đồng trường). Quyết định của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất hai phần ba số thành viên có mặt nhất trí. Quyết định của hội đồng trường được công bố công khai.

– Thủ tục thành lập Hội đồng trường trung học công lập:

+ Hiệu trưởng đề nghị chính quyền địa phương cử đại diện tham gia hội đồng trường; tổng hợp danh sách hội đồng trường do chính quyền địa phương, tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở),

+ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận hội đồng trường.

+ Hiệu trưởng tổ chức phiên họp đầu tiên của hội đồng trường để bầu chủ tịch hội đồng trường bằng phiếu kín; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận chủ tịch hội đồng trường. Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.

Xem thêm:  Vị trí pháp lý của trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?

+ Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.

Tài sản của trường trung học phổ thông chuyên có những gì?

Căn cứ theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên ban hành kèm theo Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT thì tài sản của trường trung học phổ thông chuyên sẽ gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường trung học phổ thông theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra được ưu tiên đầu tư:

[1] Khối phòng học tập, khối phòng hỗ trợ học tập đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết bị đồng bộ, bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học 02 (hai) buổi/ngày.

[2] Các thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại phục vụ việc giảng dạy, bồi dưỡng học sinh năng khiếu và tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh.

[3] Ký túc xá, nhà ăn cho học sinh có nhu cầu nội trú.

[4] Nhà công vụ cho giáo viên.

[5] Sân vận động, nhà đa năng, bể bơi và các thiết bị, dụng cụ thể thao khác.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt