Trung tâm giáo dục thường xuyên có vị trí pháp lý là đơn vị sự nghiệp công lập đúng không? Trung tâm giáo dục thường xuyên có trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập?
Căn cứ trên Điều 2 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT, có quy định cụ thể về Trung tâm Giáo dục Thường xuyên như sau:
Vị trí pháp lí và quản lý nhà nước đối với Trung tâm1. Trung tâm là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và là đơn vị sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.2. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoạt động giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi Trung tâm đặt trụ sở chính.3. Trung tâm thực hiện tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thông qua quy định trên thì Trung tâm giáo dục thường xuyên là đơn vị sự nghiệp công lập.
Trung tâm giáo dục thường xuyên có phải là đơn vị sự nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Trung tâm giáo dục thường xuyên có trong hệ thống giáo dục quốc dân không?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Hệ thống giáo dục quốc dân1. Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.2. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:a) Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;b) Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;c) Giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác;d) Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ.3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 65 Luật Giáo dục 2019 có quy định cụ thể về cơ sở giáo dục khác như sau:
Cơ sở giáo dục khác1. Cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:a) Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;b) Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;c) Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.2. Người đứng đầu cơ sở giáo dục khác quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục, quản lý, điều hành cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật….
Như vậy, thông qua quy định trên thì Trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Trung tâm có những hoạt động nào để bảo đảm chất lượng giáo dục?
Theo Điều 16 Quy chế Tổ chức và Hoạt động của Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp – Giáo dục Thường xuyên, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục như sau:
Trung tâm có trách nhiệm thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định, thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
[1] Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục.
[2] Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận Trung tâm đạt kiểm định chất lượng giáo dục khi xét thấy bảo đảm các tiêu chuẩn đánh giá Trung tâm theo quy định.
[3] Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng trong báo cáo tự đánh giá, các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả Thực hiện nâng cao chất lượng với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.
[4] Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của Trung tâm, các điều kiện cần thiết để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.
[5] Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để không ngừng nâng cao chất lượng.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt