Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 như thế nào? Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một trong những mốc son rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài. Đây không chỉ là một chiến công quân sự hiển hách của Ngô Quyền mà còn thể hiện ý chí quật cường, tinh thần chiến đấu kiên cường và nghệ thuật quân sự tài tình của dân tộc ta.
Dưới đây là diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mà các bạn có thể tham khảo:
(1) Diễn biến
Vào cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy, kéo quân xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Ngô Quyền đã lãnh đạo quân dân chuẩn bị quyết chiến.
Bố trí trận địa: Ngô Quyền cho đóng cọc gỗ lớn dưới lòng sông Bạch Đằng, vót nhọn và bịt sắt, lợi dụng thủy triều để giăng bẫy quân địch.
Dụ địch vào trận địa: Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền chỉ huy quân ta dùng thuyền nhẹ khiêu chiến, giả vờ rút lui để nhử quân địch vào khu vực bãi cọc.
Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
Tổng tấn công: Khi thủy triều rút, quân ta bất ngờ phản công dữ dội, đánh mạnh vào quân giặc. Thuyền chiến Nam Hán mắc kẹt vào bãi cọc, vỡ nát và bị tiêu diệt hoàn toàn.
Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
(2) Kết quả
– Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.
– Quân Nam Hán bị tiêu diệt hoàn toàn, kế hoạch xâm lược của nhà Nam Hán thất bại nặng nề.
– Vua Nam Hán phải từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta.
(3) Ý nghĩa
– Chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho dân tộc Việt Nam.
– Khẳng định tinh thần yêu nước, ý chí tự cường của nhân dân ta, sẵn sàng chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
– Thể hiện tài năng quân sự xuất sắc của Ngô Quyền, đặc biệt trong việc vận dụng địa thế sông nước để đánh bại quân địch.
– Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một cột mốc vĩ đại trong lịch sử dân tộc, khẳng định chủ quyền và sức mạnh quân sự của nước ta trước các thế lực phương Bắc.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Trình bày diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Chiến thắng Bạch Đằng năm 938? (Hình ảnh từ Internet)
Mục tiêu xây dựng chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS là gì?
Căn cứ mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu chương trình môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS như sau:
– Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung.
– Môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở hình thành, phát triển ở học sinh năng lực lịch sử và năng lực địa lí trên nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử, địa lí thế giới, quốc gia và địa phương; các quá trình tự nhiên, kinh tế – xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; sự tương tác giữa xã hội loài người với môi trường tự nhiên;
Giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của khoa học lịch sử, khoa học địa lí để học tập và vận dụng vào thực tiễn; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào về truyền thống dân tộc, thái độ tôn trọng sự đa dạng của lịch sử thế giới và văn hoá nhân loại, khơi dậy ở học sinh ước muốn khám phá thế giới xung quanh, vận dụng những điều đã học vào thực tế.
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Lịch sử và Địa lí cấp THCS cần đảm bảo điều gì?
Căn cứ mục 7 Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo dục trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí phải bảo đảm các yêu cầu sau:
– Mục tiêu đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn Lịch sử và Địa lí và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.
– Căn cứ đánh giá là yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lí được qui định trong Chương trình tổng thể và chương trình môn Lịch sử và Địa lí;
– Bên cạnh nội dung lí thuyết, cần tăng cường đánh giá các kĩ năng của học sinh như: làm việc với bản đồ, atlat, biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tranh ảnh, quan sát, thu thập, xử lí và hệ thống hoá thông tin, sử dụng các dụng cụ học tập ngoài trời, sử dụng công nghệ và thông tin truyền thông trong học tập,…
Đánh giá khả năng vận dụng tri thức vào những tình huống cụ thể, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử hay địa lí làm trung tâm của việc đánh giá.
– Đa dạng hóa các hình thức đánh giá, tăng cường đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, sản phẩm học tập; đánh giá qua báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, báo cáo kết quả thực hành, bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Tạo điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá kết quả giáo dục.
– Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kì, trên cơ sở đó tổng hợp việc đánh giá chung về phẩm chất, năng lực và sự tiến bộ của học sinh.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt