Tp HCM tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025?

Kế hoạch tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học...



Kế hoạch tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025 của TP HCM như thế nào?






Tp HCM tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025?

Ngày 19/9/2024 Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM đã ban hành Kế hoạch 5943/KH-SGDĐT năm 2024 về kế hoạch tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Giáo dục thường xuyên cấp Thành phố năm học 2024-2025. Theo đó:

Đối tượng tham gia

Học viên Giáo dục thường xuyên lớp 10, 11, 12 đang học tại các Trung tâm năm học 2024-2025 có xếp loại học lực và hạnh kiểm của học kì 1 từ khá trở lên, là thành viên của đội tuyển học viên giỏi của các đơn vị dự thi.

Nội dung thi

– Chương trình giáo dục thường xuyên môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học.

– Thời gian làm bài: 60 phút (tất cả các môn).

– Môn thi: Giải toán trên máy tính cầm tay môn Toán lớp 12, Vật lí lớp 12, Hóa học lớp 12 và Sinh học lớp 12.

Xem thêm:  Top 5 viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trong đời sống của học sinh hiện nay lớp 9?

Tổ chức thi

– Ngày thi: ngày 08 tháng 01 năm 2025 (học viên tập trung lúc 07g00 tại điểm thi).

– Địa điểm thi: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, số 546 Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tiến độ thực hiện kế hoạch thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay TP HCM

– Từ 06/9/2024 đến 20/9/2024: Xây dựng Kế hoạch và triển khai kế hoạch đến các Trung tâm.

– Từ 18/12/2024 đến 20/12/2024: trình danh sách để ban hành các quyết định của kỳ thi.

– Từ 20/12/2024 đến 27/12/2024: nhận đăng ký danh sách thí sinh dự thi và chuẩn bị các công tác tổ chức Hội đồng thi.

– Ngày 06/01/2025: Họp Ban chỉ đạo kỳ thi và lãnh đạo Ban coi thi, kiểm tra cơ sở vật chất Hội đồng thi.

– Ngày 07/01/2025: Họp toàn thể Ban coi thi.

– Ngày 08/01/2025: Tổ chức thi.

– Ngày 09/01/2025: Họp Ban chấm thi

– Từ ngày 10/01/2025 đến 15/2025: Chấm thi

– Ngày 16/01/2025: Hồi phách, lên điểm, xử lý kết quả

– Ngày 17/01/2025: Trình kết quả cho Ban Giám đốc phê duyệt, công bố kết quả.

Xem chi tiết: Kế hoạch tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay Giáo dục thường xuyên cấp Thành phố HCM năm học 2024-2025 tại đây

Tp HCM tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025?

Tp HCM tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025? (Hình từ Internet)

Đối tượng tuyển sinh vào trung tâm giáo dục thường xuyên?

Căn cứ Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT đối tượng tuyển sinh vào trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:

Xem thêm:  Làm thế nào để phòng ngừa bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

– Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở là người đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học hoặc chương trình xóa mù chữ.

– Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

– Đối với việc tuyển sinh vào các lớp không phải lớp đầu cấp, nếu người học có học bạ thể hiện kết quả học tập đạt yêu cầu và được lên lớp thì Trung tâm sắp xếp cho học lớp tiếp theo.

Nhiệm vụ và quyền hạn của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên là gì?

Theo Điều 25 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT nhiệm vụ của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên bao gồm:

– Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này.

– Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về học tập, lao động thực hành theo quy định của Trung tâm.

– Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm.

– Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm.

– Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí).

Xem thêm:  Ở vùng biển miền Nam, cá tập trung nhiều nhất vào khoảng thời gian nào trong năm? Yêu cầu về phương pháp giáo dục môn Địa lí là gì?

Quyền hạn của học viên trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định tại Điều 26 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT bao gồm:

– Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình.

– Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và của Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận.

– Tham gia hoạt động của Trung tâm theo quy định.

– Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác của Trung tâm.

– Được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật.

– Học viên học hết các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định thì được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận.




Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt