Top 6 mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3? Quyền được học tập của học sinh lớp 3 như thế nào?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3? Học sinh lớp 3 Có quyền được học tập như thế nào?







Top 6 mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3?

Lời hứa luôn là điều quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là khi chúng ta dành cho những người thân yêu. Các bạn học sinh có thể tham khảo dưới đây một số mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ ở môn Tiếng Việt lớp 3:

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 1

Vì tối hôm trước mải xem hoạt hình trên tivi, em đã quên không làm bài tập về nhà. Sáng hôm sau, khi cô giáo kiểm tra vở bài tập thấy em chưa làm bài, cô không quát mắng hay phê bình em trước lớp mà nhẹ nhàng hỏi lí do. Em nhớ tới lời hứa với bố mẹ và thầy cô là sẽ không nói dối nên em đã thành thật kể lại với cô giáo. Sau khi nghe xong, mặc dù cô hơi buồn vì em mải chơi, quên học bài nhưng cô vẫn nhẹ nhàng căn dặn em thực hiện bài tập ngày hôm qua vào giờ tự học của buổi hôm nay. Và để thực hiện lời hứa của bản thân, em đã hoàn thành tốt các bài tập được giao. Khi thu vở chấm bài, cô khen em là một người trung thực và cần giữ vững phẩm chất đáng quý này. Về sau, em không còn mải chơi mà lơ là việc học tập nữa.

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 2

Hôm qua, mẹ phải đi công tác. Em đã hứa sẽ giúp mẹ trông coi nhà cửa. Buổi sáng, em thức dậy thật sớm. Ăn sáng xong, em đã quét dọn nhà cửa. Sau đó, em đem quần áo trong máy giặt ra phơi. Em còn tưới nước cho cây cối trong vườn. Đến trưa, bố đi làm về và nấu ăn. Hai bố con ăn uống vui vẻ. Sau đó, em còn rửa bát đũa thật sạch sẽ. Đến chiều, em thu dọn quần áo, cất vào tủ. Khi mẹ trở về thấy nhà cửa gọn gàng. Mẹ đã khen ngợi em. Em cảm thấy rất vui vẻ.

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 3

Tuần trước, do mải chơi nên em đã không làm bài tập toán đầy đủ. Hôm sau khi đến lớp, cô giáo kiểm tra vở bài tập thấy em chưa làm, cô đã phê bình em và cho em điểm thấp. Em rất lo lắng, sợ bố mẹ biết được sẽ buồn và mắng em. Em đã nghĩ là mình sẽ giấu chuyện này đi không nói cho bố mẹ biết. Nhưng em nhớ đến lời hứa với bố mẹ rằng em sẽ không nói dối. Thế nên khi về nhà, em đã nói lại cho bố mẹ. Mặc dù bố mẹ rất buồn vì em mải chơi mà không làm bài tập, nhưng bố mẹ cũng vui khi em đã trung thực chứ không nói dối. Cũng từ sự việc này mà em chăm chỉ hơn, không còn mải chơi nữa. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 4

Em đang rất thích bộ đồ chơi lắp ráp robot nhưng bộ đồ chơi đó chỉ phát hành bán trong một tuần. Em rất muốn có bộ đồ chơi đó. Biết được điều đó, mẹ em đã nói với em rằng:” Nếu con hứa đạt điểm tốt trong bài thi cuối tuần này, mẹ sẽ mua trước cho cho bộ đồ chơi đó”. Nghe thấy thế em đồng ý ngay với mẹ. Ngày hôm sau mẹ em em đã mua trước cho em bộ đồ chơi đó khiến em rất là vui. Em biết lời đã hứa ra phải thực hiện, chính vì thế em đã cố gắng ôn tập, tự hoàn thành tất cả các bài tập thầy cô đã giao. Trước hôm kiểm tra em còn ôn luyện các đề. Thật vui làm sao khi bài thi ngày hôm đó em đã hoàn thành được hết và đạt 10 điểm đỏ tươi. Thấy được sự cố gắng giữ lời hứa của em bố mẹ em đã rất vui và khen ngợi:” Con trai mẹ thật giỏi, biết giữ lời hứa của mình”.

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 5

Cuối tuần, bố mẹ phải về thăm ông bà ngoại. Em và chị Thảo đã hứa sẽ giúp mẹ trông coi nhà cửa. Sau khi bố mẹ ra khỏi nhà, chị Thảo khóa cổng thật cẩn thận. Hai chị em ở trong nhà học bài hoặc đọc sách, chơi game. Em và chị còn giúp bố mẹ quét nhà, tưới cây nữa. Một ngày trôi qua thật nhanh. Đến tối, bố mẹ về đã khen ngợi em và chị Thảo.

Mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ – Mẫu số 6

Tuần trước do mải chơi nên em đã không làm bài tập toán đầy đủ. Hôm sau khi đến lớp, cô giáo kiểm tra bài cũ và vở bài tập thấy em chưa làm, cô đã phê bình em và cho em điểm thấp. Khi đó em rất lo lắng, sợ bố mẹ biết được sẽ buồn và mắng. Em đã nghĩ là mình sẽ giấu chuyện này đi không nói cho bố mẹ biết. Nhưng em nhớ đến lời hứa với bố mẹ rằng em sẽ không nói dối. Thế nên khi về nhà em đã kể lại cho bố mẹ nghe. Mặc dù bố mẹ rất buồn vì em mải chơi mà không làm bài tập nhưng bố mẹ cũng vui khi em đã trung thực chứ không nói dối. Từ sự việc đó mà em chăm chỉ hơn, không còn mải chơi nữa. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố mẹ vui lòng.

Xem thêm:  Tổ chức dạy thêm cho học sinh ngoài trường học có phải được sự đồng ý của phụ huynh hay không?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 6 mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3?

Top 6 mẫu viết đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ lớp 3? Quyền được học tập của học sinh lớp 3 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Học sinh lớp 3 có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT

(1) Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

(2) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

(3) Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.

(4) Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.

(5) Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.

Xem thêm:  Quốc phục Việt Nam là gì? Khái niệm di sản văn hoá được học ở lớp mấy?

Quyền được học tập của học sinh lớp 3 như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT có quy định về quyền được học sinh lớp 3 như sau:

– Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

– Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

– Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

– Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

– Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

Xem thêm:  Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? 3 mục tiêu cần đạt khi dạy môn Tiếng Việt lớp 5 là gì?

– Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Bước 2: Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Bước 3: Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

– Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt