Tham khảo các bài văn miêu tả cây bàng lớp? Trách nhiệm của học sinh lớp 4 đối với môi trường?
Top 6 bài văn miêu tả cây bàng lớp 4 ngắn gọn điểm cao?
Dưới đây là các mẫu bài văn miêu tả cây bằng ngắn gọn điểm cao ở môn Tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 1 Trong sân trường em, có một cây bàng lớn đã gắn bó với bao thế hệ học sinh. Cây đứng sừng sững như một người bảo vệ thầm lặng, che mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Thân cây bàng to, xù xì, màu nâu sẫm, trên thân có những vết nứt như dấu vết của thời gian. Cành cây vươn rộng, tán lá xòe ra như một chiếc ô khổng lồ. Mùa hè, lá bàng xanh mướt, tỏa bóng râm mát rượi. Đến mùa thu, lá chuyển sang màu vàng rồi đỏ rực trước khi rơi xuống, tạo thành một tấm thảm đẹp mắt dưới gốc cây. Mỗi giờ ra chơi, chúng em thường tụ tập dưới gốc bàng để chơi đùa, đọc sách. Cây bàng không chỉ che mát mà còn gắn liền với bao kỷ niệm tuổi thơ của chúng em. Em yêu cây bàng và mong nó mãi xanh tươi để đồng hành cùng các thế hệ học sinh sau này. |
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 2 Trước sân nhà em có một cây bàng đã trồng từ rất lâu. Cây cao lớn, tỏa bóng mát rượi và là nơi trú ngụ của nhiều chú chim nhỏ mỗi sáng. Thân cây bàng to, vỏ cây thô ráp, có những vết sần sùi do thời gian bào mòn. Cành cây vươn rộng, những chiếc lá bàng to bản, xanh biếc vào mùa xuân và hè, nhưng khi đông đến, chúng ngả sang màu đỏ cam rồi rơi xuống đất. Hoa bàng nhỏ li ti, màu trắng, nở thành từng chùm. Đến mùa quả, những trái bàng chín vàng, rụng xuống sân, lũ trẻ chúng em lại nhặt lên chơi đùa. Mỗi buổi chiều, em thích ngồi dưới gốc bàng đọc sách và cảm nhận làn gió nhẹ mơn man. Cây bàng không chỉ làm đẹp cho sân nhà mà còn là một phần trong ký ức tuổi thơ của em. |
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 3 Trường tôi cũng có một cây bàng “lá nõn xanh ngời” ngay giữa sân trường. Quanh năm suốt tháng, bàng nghiêng nghiêng trong gió, tỏa rợp bóng mát cho ngôi trường. Từ xa nhìn lại, bàng um tùm với tầng lá rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ. Chiếc ô này cao lớn lắm! Gốc bàng sần sùi, những chiếc rễ mọc ra xung quanh như những cái chân đặc biệt. Từ gốc, bàng mọc thành nhiều nhánh cây khác nhau. Từng thân cây cao vút, ngoằn ngoèo đan xen nhau như thể chúng đoàn kết để chống lại mưa gió, bão bùng. Vì phải chống gió bão, vỏ bàng giờ đây nâu đen, xù xì. Các cành lớn, cành nhỏ của cây bàng để vươn rộng, chẳng khác nào gọng của chiếc ô xanh. Bàng thay áo theo mùa. Mùa xuân, khi nắng ấm đánh thức mầm nụ, bàng thướt tha khoác trên mình chiếc áo xanh nõn, bóng mượt. Dường như đàn én rất thích chiếc áo này của bàng nên chúng vẫn chao qua liệng lại trên những ngọn bàng non tơ. Hạ về, chiếc áo xanh nõn vụt chốc được nắng nhuộm vào xanh mướt. Muôn lá vàng óng ánh dưới nắng, thì thầm hòa ca cùng gió, cùng ve. Phải chăng, cứ mỗi độ hè tới, bàng sẽ trở về thời xuân thì? Bởi dịp này, bàng rực rỡ biết nhường nào, cuốn hút biết nhường nào. Nét rực rỡ, cuốn hút có được còn nhờ những chùm hoa trắng xóa. Lúc còn hé nụ, hoa bàng xanh nhạt. Khi bung nở, hoa bàng trắng xóa. Hoa bàng nhỏ li ti, mọc theo từng dải dài. Được nắng sưởi, được mưa tưới, những bông bàng mau chóng kết trái. Muôn quả bàng nho nhỏ, đu đưa trên ngọn. Quả bàng to bằng quả cau, xanh mướt như màu xanh của lá. Khi những cơn heo may ùa về nhiều hơn, bàng khoác chiếc áo vàng ươm. Hình như nó biết, khi mặc chiếc áo này, nó có thể chống chọi với tiết trời se se lạnh. Lúc này, quả bàng bắt đầu ngả chín. Từng chùm bàng vàng óng như hòa sắc cùng sắc vàng của lá. Rồi chiếc áo bỗng đậm màu hơn, lác đác những chiếc lá đỏ tía. Vài lá, vài cành, rồi toàn bộ tầng lá khoe một màu đỏ rực trời. Nhưng rồi, những đợt gió rét buốt tràn về, lá bàng dần rơi rụng. Vô vàn những lá bàng xào xạc trên mặt đất. Những chiếc lá to bằng bàn tay phủ kín cả một góc sân. Chẳng còn lá, cành bàng như trở nên khẳng khiu, đơn độc. Chúng cũng không quên đan xen vào nhau để chống chọi lại lạnh, lại gió. Lạnh, gió cứ như một thách thức để bàng mạnh mẽ hơn. Chúng tôi lại mong chờ xuân mau tới, để chồi non, lộc biếc của bàng lại mở mắt, lại khoác cho bàng những chiếc áo đẹp diệu kì. Sau này, có lẽ, ai ai trong chúng tôi cũng sẽ nhớ về những chiều đùa vui dưới tán bàng. |
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 4 Cây bàng trước cổng trường em đã trải qua biết bao mùa thay lá. Dù trời nắng hay mưa, cây vẫn đứng đó, che chở và đồng hành cùng chúng em mỗi ngày đến lớp. Thân cây bàng to, vững chắc, cành cây vươn cao, xòe rộng. Lá bàng lớn, xanh biếc vào mùa hè, nhưng khi thu đến, chúng chuyển thành màu đỏ cam, tạo nên một khung cảnh lãng mạn. Đông đến, cây trơ trụi lá, chỉ còn những cành khẳng khiu vươn lên trời. Khi xuân về, những chồi non lại nhú lên, mang theo sức sống mới. Cây bàng không chỉ mang lại bóng mát mà còn là chứng nhân của bao thế hệ học sinh. Em yêu cây bàng và mong rằng nó sẽ mãi xanh tươi cùng thời gian. |
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 5 Ở góc sân trường em có một cây bàng cao lớn, tỏa bóng mát quanh năm. Từ khi bước vào lớp một, em đã thấy cây bàng đứng đó, như một người bạn lặng lẽ chứng kiến từng ngày chúng em khôn lớn. Thân cây bàng to, vỏ cây xù xì và có những mảng sần sùi theo năm tháng. Cành cây vươn dài, tán lá rộng che mát cả một khoảng sân. Mùa xuân, những chồi non xanh mơn mởn bắt đầu nhú lên, báo hiệu một mùa mới lại về. Mùa hè, lá bàng xanh rì, che mát cho chúng em mỗi giờ ra chơi. Khi thu đến, lá chuyển sang màu vàng, rồi đỏ, nhẹ nhàng rơi xuống sân như những cánh bướm. Đông về, cây bàng trút hết lá, chỉ còn những cành cây khẳng khiu vươn lên bầu trời. Dưới gốc bàng, chúng em thường chơi đùa, đọc sách, đôi khi còn nhặt những quả bàng để chơi đồ hàng. Cây bàng không chỉ mang lại bóng mát mà còn là một phần kỷ niệm tuổi thơ em. Em mong rằng cây sẽ luôn tươi tốt để đồng hành cùng nhiều thế hệ học sinh sau này. |
Bài văn miêu tả cây bàng – Mẫu số 6 Hình ảnh cây bàng ở sân trường đã để lại rất nhiều ấn tượng trong em ngay từ khi em lần đầu đến trường. Cây bàng ở góc trái của sân trường. Thầy hiệu trưởng nói nó được trồng ngay từ khi trường em mới thành lập. Vậy là nó đã trở thành nỗi nhớ của nhiều thế hệ anh chị học sinh đã trưởng thành từ mái trường này. Cây bàng này rất to nên nổi bật ở sân trường. Nó cao đến tầng ba của trường, cành lá cứng cáp, xum xuê vươn ra rất nhiều phía. Thân cây bàng rất to, em và bốn đứa bạn vòng tay nhau mới ôm được thân cây. Rễ của cây bàng rất nhiều và dài, mọc trồi lên cả mặt đất, cong cong trông như các chú rắn. Cây bàng tuy vậy nhưng ăn mặc giản dị lắm. Bao giờ cây cũng chỉ khoác trên mình một tấm áo nâu sần sùi và hay đội chiếc mũ màu xanh. Cây bàng rất đẹp, ngay cả mùa đông cũng vậy. Mỗi khi mùa đông đến, cả cây bàng lại đội chiếc mũ màu đỏ chứ không còn đội chiếc mũ xanh của mùa hè nữa và cây càng lộ rõ vẻ cứng cáp, khoẻ mạnh. Hết kì một thì cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết của em và các bạn. Hàng ngày sau những tiết học căng thẳng, mọi người lại ngồi vây xung quanh cây bàng đọc sách, truyện. Khi trời nắng, cây bàng lại phủ bóng mát xuống cho em ngồi. Cây bàng thật là một người bạn tốt..Càng ngày, cây bàng và em càng trở nên thân thiết hơn, mỗi lần nghỉ hè, ngoài niềm vui được nghỉ ngơi, trong lòng em lại có một nỗi da diết, mong cho thời gian nghỉ hết mau để được gặp cây bàng. Chắc cậy bàng ở trường cũng buồn lắm. Em rất yêu quý cây bàng, đó là người bạn không thể thiếu đối với em. Sẽ không bao giờ em quên được hình ảnh cây bàng. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Top 6 bài văn miêu tả cây bàng lớp 4 ngắn gọn điểm cao? (Hình ảnh từ Internet)
Học sinh lớp 4 phải có trách nhiệm gì đối với môi trường?
Căn cứ Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm với môi trường sống của học sinh cần đảm bảo được yêu cầu như sau:
– Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Năng lực văn học đối với học sinh lớp 4 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Tại Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, yêu cầu cần đạt về năng lực văn học chương trình giáo dục môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học đối với học sinh lớp 4 bao gồm:
Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá).
Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
Đối với học sinh lớp 4: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
Đồng thời, hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt