Tham khảo các mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện đặc sắc nhất? Học sinh lớp 8 có các yêu cầu gì về năng lực văn học?
Top 5 mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 8 hay nhất?
Dưới đây là mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 8 tham khảo mới nhất 2025:
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện – Mẫu 1: Chiếc lá cuối cùng
Nhắc tới O Hen Ri là nhắc tới một nhà văn vĩ đại của thế kỷ 20. Sinh ra tại Mỹ, O Hen Ri rất nổi tiếng với những tác phẩm truyện ngắn. Trong đó đã có những tác phẩm được bình chọn là truyện ngắn hay nhất. Và ông đã để lại cho kho tàng văn học thế giới với những tác phẩm bất hủ. Trong đó tiêu biểu nhất là tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” đã được đưa vào văn học Việt Nam.
Trong tác phẩm, nhà văn O Hen Ri đã xây dựng nên ba nhân vật chính là những họa sĩ nghèo khó là Giôn Xi, Xiu, cụ già Bơ Men. Một tác phẩm với những diễn biến và tình tiết ngắn gọn nhưng rất lưu loát, diễn biến hay để lại rất nhiều cảm xúc cho người đọc. Nổi bật nhất trong toàn tác phẩm là diễn biến về trận ốm của Giôn Xi hay là về cái chết của cụ Bơ Men đầy bất ngờ.
Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã đánh ngã hàng chục nạn nhân. Giôn-xi cũng bị cảm lạnh, nằm liệt giường. Mọi thứ thuốc men, đều trở thành vô dụng, cô yên trí là mình không thể khỏi được. Gion-xi lại bị ám ảnh, một khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân phía cửa sổ rụng xuống là cô sẽ ra đi. Sự sụp đổ về tinh thần của cô họa sĩ trẻ bất hạnh làm bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu thương đứa em nuôi vô cùng. Cô đã khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản. Xiu lo âu. Xiu săn sóc và hết lòng chạy chữa cho em. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp nằm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em. Cô nói qua nước mắt:
Em thân yêu, em yêu dấu!… Em hãy hứa với chị là hãy nhắm mắt lại và không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa… Em hãy cố ngủ đi… Xiu đã tận tình săn sóc em, lúc thì khuấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với rượu Boóc-đô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giành giật với tử thần để chạy chữa cho đứa em nuôi bé bỏng tội nghiệp.
Xiu là hiện thân của tấm lòng trắc ẩn vị tha, là một con người giàu đức hi sinh thầm lặng, có một trái tim nhân hậu mênh mông. Xiu là một nhân vật rất đẹp làm ta xúc động và ngưỡng mộ về một tình bạn, tình chị em thủy chung, cao quý. Nhân vật Xiu tỏa sáng bức thông điệp màu xanh của Chiếc lá cuối cùng.
Tác phẩm đã khắc họa những con người sống trong khó khăn, nhưng vẫn luôn muốn vươn tới những tầm cao mới, không hề sợ chết. Đó là hình ảnh của cụ già Bơ Men, đã hơn 40 năm cầm bút vẽ. Và ở độ tuổi 60 nhưng vẫn chưa đạt tới được đỉnh cao gấu áo vị nữ thần nghệ thuật nhưng vẫn luôn tin tưởng “một ngày kia tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất” khi chia sẻ với cô Xiu.
Và trong giá rét, cơn mưa lạnh lẽo dai dẳng. Cụ già Bơ-men không còn ngồi đó đó làm mẫu nữa và chỉ mặc trên mình một chiếc áo sơ mi màu xanh mỏng trong đêm để vẽ nên tuyệt tác để đời của cuộc đời mình đó là “Chiếc lá cuối cùng”. Một chiếc lá tượng trưng cho sự dũng cảm. Chiếc lá ấy vẫn vững chắc trong gió bấc dữ dội, bám chặt vào cành cây. Chiếc lá ấy đã cứu vớt cho số phận của cô Giôn Xi. Cụ Bơ Men đã ra đi vĩnh viễn để lại một tác phẩm để đời cứu vớt một sinh mạng nghèo khó. Cụ chính là một tấm gương quên mình với hành động cao cả.
Giôn Xi đã khỏi bệnh và đứng lặng ở đó ngắm nhìn bức tranh đã cứu vớt số mạng của cô. Trong sự xúc động ngập tràn khi nghĩ tới những lời Xiu nói “Cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng với tất cả tình thương và lòng biết ơn vô hạn”. Và cho đến hơn một thế kỷ nay đã có rất nhiều độc giả trên trái đất này. Đã cảm phục cụ già Bơ-men vì những nghĩa cử cao đẹp, cái chết quên mình vì người khác của cụ.
Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” có thể nói là một trong những tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc nhất của nhân loại. Tác phẩm là một bức tranh tả thực về đời sống của những con người trong khốn khó. Nó đem lại cho độc giả nhiều cảm xúc và tâm tư suy nghĩ. Một thông điệp lớn với những khát khao vươn lên những tầm cao mới. Một thông điệp về sự trân trọng tình yêu thương giữa người với người.
Như một sự nhắn nhủ mỗi chúng ta hãy tôn trọng những giá trị nghệ thuật đem lại hạnh phúc cho con người. Hãy thể hiện tình yêu thương lẫn nhau qua những tác phẩm nghệ thuật. Hình ảnh người nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật. Vì tình yêu thương sự sống của người khác có lẽ đã trở thành một đỉnh cao của nghệ thuật với những giá trị bền vững nhất.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện – Mẫu 2: Lão Hạc
Trong kho tàng văn học Việt Nam, “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm sâu sắc và cảm động, phản ánh số phận bi thảm của người nông dân nghèo trong xã hội phong kiến. Qua câu chuyện về lão Hạc, tác giả không chỉ phê phán những bất công xã hội mà còn thể hiện những giá trị nhân văn sâu sắc, làm lay động trái tim người đọc.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống trong cảnh cơ cực và đói khổ. Sau khi vợ qua đời, lão sống một mình, chỉ còn một con chó tên là Vàng để làm bạn. Vì không muốn làm gánh nặng cho con trai, lão quyết định bán đi con chó yêu quý của mình. Đây là hành động thể hiện sự hy sinh cao cả của lão Hạc, khi mà tình yêu thương dành cho con trai đã vượt qua mọi sự yếu đuối của bản thân. Lão đã chọn con đường đau đớn nhất để giải thoát cho con trai khỏi sự nghèo đói, dù đó là một quyết định đầy bi kịch và đau đớn.
Sự hy sinh của lão Hạc được thể hiện rõ qua việc lão chọn chết đói thay vì phải xin ăn hay để lại gánh nặng cho con trai. Điều này không chỉ là sự đau khổ của một con người già yếu, mà còn là biểu tượng của sự trung thực và phẩm giá không thể bị khuất phục trước nghịch cảnh. Lão Hạc đã dùng cái chết để giữ lại lòng tự trọng, để không bị thế giới xung quanh làm tổn thương thêm.
Nam Cao đã khắc họa nhân vật lão Hạc với tất cả sự chân thật, giản dị và đau đớn. Lão không phải là một người anh hùng hay một nhân vật kỳ vĩ, nhưng chính trong sự nghèo khổ, lão thể hiện một phẩm chất cao quý – phẩm giá của một con người dù nghèo đói, vẫn giữ được lòng tự trọng và yêu thương con cái vô bờ bến. Chính qua hình ảnh lão Hạc, Nam Cao muốn lên án những bất công xã hội và sự nghèo khổ kéo dài mà người dân phải gánh chịu.
Qua “Lão Hạc”, Nam Cao không chỉ khắc họa một nhân vật giàu phẩm hạnh mà còn gửi gắm thông điệp về tình yêu thương gia đình, sự hy sinh và phẩm giá con người trong xã hội. Đây là một tác phẩm sâu sắc, làm lay động lòng người và để lại những suy ngẫm về cuộc sống, về sự hy sinh, và về những giá trị nhân văn trong xã hội.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện – Mẫu 3: Người thầy đầu tiên
Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Đuy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á
Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”
Đuy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”
Thầy Đuy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.
Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Đuy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Đuy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn.
Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện – Mẫu 4: Cô bé bán diêm
“Cô bé bán diêm” của Hans Christian Andersen là một câu chuyện buồn nhưng sâu sắc, khắc họa số phận bi thảm của một cô bé nghèo khổ trong đêm đông lạnh giá. Câu chuyện không chỉ là một lời tố cáo sự bất công xã hội mà còn là hình ảnh của sự hy sinh, niềm mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt.
Nhân vật chính, cô bé bán diêm, phải lang thang trên đường phố lạnh giá để bán những que diêm trong đêm Giáng sinh. Dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, đói rét, cô bé không thể dừng lại mà tiếp tục hành trình bất tận, hy vọng có thể bán hết số diêm để kiếm tiền mang về cho gia đình. Cô bé chỉ có một niềm an ủi duy nhất là ánh sáng từ những que diêm, nơi mà trong thế giới tưởng tượng, cô tìm thấy sự ấm áp, tình yêu thương và niềm vui. Những hình ảnh cô bé nhìn thấy qua ánh sáng diêm như bà ngoại, một bữa tiệc ấm cúng, đều là những ước mơ của một đứa trẻ nghèo.
Điều đặc biệt trong câu chuyện là sự mâu thuẫn giữa thế giới thực tại đầy lạnh lẽo và thế giới tưởng tượng của cô bé. Trong khi thế giới xung quanh đầy sự tàn nhẫn, cô bé lại tìm thấy niềm vui và sự an ủi trong những tia sáng từ những que diêm. Tuy nhiên, giấc mơ và hy vọng đó lại không thể kéo dài lâu, khi cuối cùng, cô bé chết trong đêm lạnh, tay vẫn cầm những que diêm chưa kịp bán hết. Hình ảnh cô bé chết trong sự bình yên, ánh sáng từ những que diêm như một dấu hiệu rằng cô đã tìm thấy một thế giới tốt đẹp hơn.
“Cô bé bán diêm” là một câu chuyện đầy cảm động, qua đó, Hans Christian Andersen muốn gửi gắm thông điệp về tình thương và hy vọng. Mặc dù cô bé không thể thay đổi được số phận của mình, nhưng trong những khoảnh khắc cuối cùng, cô đã tìm thấy sự an ủi trong niềm tin và mơ ước về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Câu chuyện khiến chúng ta phải suy ngẫm về sự bất công trong xã hội và những điều kiện sống của những trẻ em nghèo khổ, đồng thời khuyến khích mỗi người chúng ta hãy luôn trân trọng những điều giản dị, bình thường trong cuộc sống.
Viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện – Mẫu 5: Cuộc chia tay của những con búp bê
Tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một câu chuyện đầy cảm xúc, nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng sâu sắc, phản ánh quá trình trưởng thành của những đứa trẻ và những cảm xúc phức tạp mà chúng trải qua trong những giai đoạn đầu đời. Câu chuyện không chỉ xoay quanh sự chia tay giữa hai nhân vật chính mà còn là sự khởi đầu của một chặng đường mới, khi tuổi thơ dần khép lại và những cảm xúc tinh tế về tình bạn, tình yêu thương, cũng như sự xa cách, chia ly xuất hiện trong lòng trẻ thơ.
Nội dung chính của tác phẩm là mối quan hệ của hai đứa trẻ, Tuấn và Hạnh. Tuấn là một cậu bé sống trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trong khi Hạnh là cô bé lớn lên trong sự đầy đủ và yêu thương. Hai đứa trẻ, với những con búp bê yêu quý, đã gắn bó với nhau qua những trò chơi đơn giản nhưng tràn đầy niềm vui. Tuy nhiên, khi gia đình của Tuấn gặp phải những biến cố, cuộc sống của cậu và Hạnh dần thay đổi. Sự chia tay giữa hai đứa trẻ không chỉ là sự tạm biệt về mặt không gian mà còn là một bước chuyển trong tâm hồn chúng, khi cả hai bắt đầu cảm nhận được sự khác biệt giữa hai thế giới mà chúng đang sống.
Khánh Hoài đã khéo léo xây dựng hình ảnh những con búp bê như một biểu tượng của tình bạn, của sự hồn nhiên trong tuổi thơ. Khi cuộc chia tay xảy ra, những con búp bê tưởng như vô tri lại trở thành cầu nối duy nhất giữa hai đứa trẻ, là dấu ấn của một tình bạn thuần khiết đã kết thúc. Hình ảnh đó làm nổi bật sự đau đớn khi phải rời xa nhau, đồng thời phản ánh sự trưởng thành của trẻ em trong một thế giới không còn chỉ là những trò chơi vô tư.
Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện về sự chia ly mà còn là một bài học sâu sắc về sự thay đổi trong tâm hồn của trẻ thơ. Khi tuổi thơ qua đi, những đứa trẻ sẽ phải đối mặt với sự thực tế của cuộc sống, những cảm xúc phức tạp mà chúng chưa từng hiểu. Khánh Hoài đã rất tinh tế khi để lại một dấu ấn mạnh mẽ về sự trưởng thành, về những bước đi đầu tiên trong hành trình khám phá thế giới và chính bản thân mình.
Qua “Cuộc chia tay của những con búp bê”, Khánh Hoài muốn gửi gắm thông điệp về sự mất mát và sự thay đổi trong cuộc sống, cũng như những bước chuyển mình của tuổi thơ – khi mà mỗi đứa trẻ phải từ biệt những gì ngây thơ để đối mặt với thế giới rộng lớn hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!
Top 5 mẫu viết bài văn phân tích một tác phẩm truyện dành cho học sinh lớp 8 hay nhất? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong môn Ngữ văn lớp 8 thế nào?
Căn cứ Chương trình phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong môn Ngữ văn lớp 8 như sau:
– Năng lực giải quyết vấn đề trong môn Ngữ văn được thể hiện ở khả năng đánh giá nội dung của văn bản, biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau;
– Biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới; biết quan tâm tới các chứng cứ khi nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng; biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.
– Môn Ngữ văn đề cao vai trò của học sinh với tư cách là người đọc tích cực, chủ động, không chỉ trong hoạt động tiếp nhận mà còn trong việc tạo nghĩa cho văn bản. Khi viết, học sinh cần phải bắt đầu từ việc hình thành ý tưởng và triển khai ý tưởng một cách sáng tạo.
– Qua việc học môn Ngữ văn, nhất là đọc và viết về văn học, học sinh có được khả năng đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới; suy nghĩ không theo lối mòn, biết cách giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, phù hợp với tình huống, bối cảnh.
Mục tiêu đánh giá môn Ngữ văn lớp 8 là gì?
Căn cứ Chương trình phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu đánh giá môn Ngữ văn lớp 8 như sau:
Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học, để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.