3 mức thiết kế đề kiểm tra định kỳ môn tiếng việt lớp 4 ra sao? Mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu?
Top 5 mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu?
Các bạn học sinh có thể tham khảo sơ qua mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu như sau:
Mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu Mẫu 1: Trong cuộc sống, lòng trung thực luôn là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy rằng “Thật thà là cha quỷ quái”, nhấn mạnh rằng người ngay thẳng, chân thành sẽ luôn nhận được sự tin tưởng và phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện “Ba lưỡi rìu” là một minh chứng rõ ràng cho điều đó, kể về một anh tiều phu nghèo nhưng trung thực, nhờ vậy đã nhận được phần thưởng bất ngờ từ vị thần. Câu chuyện không chỉ mang tính giáo dục sâu sắc mà còn gửi gắm bài học quý giá về cách sống ngay thẳng, không tham lam và luôn giữ vững đạo đức của mình. Mẫu 2: Trong cuộc sống, có những lúc con người phải đối mặt với sự lựa chọn giữa lợi ích cá nhân và giá trị đạo đức. Có người vì lòng tham mà đánh mất lương tâm, nhưng cũng có người dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn giữ được sự trung thực. Chính sự thành thật ấy không chỉ giúp họ nhận được niềm tin từ người khác mà còn mang lại những phần thưởng xứng đáng. Câu chuyện dân gian “Ba lưỡi rìu” là một minh chứng sinh động về bài học ấy, kể về một chàng tiều phu nghèo nhưng trung thực, nhờ vậy mà được thần linh giúp đỡ và ban thưởng. Mẫu 3: Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy: “Cây ngay không sợ chết đứng”, ý muốn nhắc nhở rằng người trung thực, ngay thẳng sẽ luôn được tôn trọng và nhận lại những điều tốt đẹp. Trong cuộc sống, đôi khi con người phải đối mặt với những cám dỗ, nhưng chỉ những ai giữ vững phẩm chất trung thực mới thực sự đáng quý. Câu chuyện dân gian “Ba lưỡi rìu” là một bài học sâu sắc về lòng thật thà và cách mà sự trung thực có thể mang lại phần thưởng xứng đáng. Mẫu 4: Trong cuộc sống, có những giá trị đạo đức luôn trường tồn với thời gian, và trung thực chính là một trong số đó. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, lòng trung thực luôn giúp con người nhận được sự tin tưởng và trân trọng. Không ít câu chuyện dân gian đã ca ngợi đức tính này, trong đó có “Ba lưỡi rìu” – một câu chuyện đầy ý nghĩa về sự thật thà của anh tiều phu nghèo, nhưng nhờ đó mà nhận được phần thưởng xứng đáng. Mẫu 5: Tạo ra một tình huống bất ngờ “Một anh tiều phu nghèo đã trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Điều gì đã giúp anh ta có được cuộc sống sung túc như vậy? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ.” |
*Lưu ý: Thông tin về mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu chỉ mang tính chất tham khảo./.
Top 5 mẫu mở bài gián tiếp câu chuyện Ba lưỡi rìu? Thiết kế đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt lớp 4 theo 3 mức nào? (Hình từ Internet)
Nội dung kiến thức Tiếng Việt lớp 4 được quy định như thế nào?
Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định nội dung kiến thức Tiếng Việt lớp 4 bao gồm như sau:
1. Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
2.1. Vốn từ theo chủ điểm
2.2. Công dụng của từ điển, cách tìm từ và nghĩa của từ trong từ điển
2.3. Nghĩa của một số thành ngữ dễ hiểu
2.4. Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng
2.5. Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ trong việc biểu đạt nghĩa
3.1. Danh từ, động từ, tính từ: đặc điểm và chức năng
3.2. Danh từ riêng và danh từ chung: đặc điểm và chức năng
3.3. Câu và thành phần chính của câu: đặc điểm và chức năng
3.4. Trạng ngữ của câu: đặc điểm và chức năng (bổ sung thông tin)
3.5. Công dụng của dấu gạch ngang ( đặt ở đầu dòng để đánh dấu các ý liệt kê); dấu gạch nối (nối các từ ngữ trong một liên danh); dấu ngoặc kép (đánh dấu tên của một tác phẩm, tài liệu); dấu ngoặc đơn (đánh dấu phần chú thích)
4.1. Biện pháp tu từ nhân hoá: đặc điểm và tác dụng
4.2. Câu chủ đề của đoạn văn: đặc điểm và chức năng
4.3. Cấu trúc ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của văn bản: đặc điểm và chức năng của mỗi phần
4.4. Kiểu văn bản và thể loại
– Bài văn kể lại một sự việc bản thân đã chứng kiến; bài văn kể lại câu chuyện, có kèm tranh minh hoạ
– Bài văn miêu tả: bài văn miêu tả con vật, cây cối
– Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một nhân vật
– Đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện, nhân vật hay một sự việc, nêu lí do vì sao có ý kiến như vậy
– Văn bản hướng dẫn các bước thực hiện một công việc; giấy mời, đơn, thư, báo cáo công việc
5. Thông tin bằng hình ảnh, số liệu (phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ)
Thiết kế đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt lớp 4 theo 3 mức nào?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
Học sinh tiểu học phải có năng lực văn học như thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định năng lực văn học học sinh tiểu học cần đạt được như sau:
Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.
– Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.
– Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt