Tham khảo thêm một số Top 5 đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án? Phương pháp dạy học chủ đạo môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Top 5 đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án?
Các bạn học sinh có thể tham khảo một số đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án dưới đây:
Tải về: đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án (Đề 1)
Tải về: đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án (Đề 2)
Tải về: đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án (Đề 3)
Tải về: đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án (Đề 4)
Tải về: đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án (Đề 5)
*Lưu ý: Thông tin về Top 5 đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Top 5 đề thi cuối học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 2025 có đáp án? Phương pháp dạy học chủ đạo môn Lịch sử lớp 12 là gì? (Hình từ Internet)
Phương pháp dạy học chủ đạo môn Lịch sử lớp 12 là gì?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Lịch sử lớp 12 bao gồm:
– Chương trình môn Lịch sử được xây dựng theo định hướng phát triển năng lực, vì vậy phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.
– Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập gắn với những tình huống của cuộc sống; gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn;
– Tăng cường tự học, làm việc trong nhóm nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực lịch sử cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông.
Như vậy, phương pháp dạy học chủ đạo là tích cực hoá hoạt động của người học.
Phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử lớp 12 thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT phương pháp hình thành và phát triển các năng lực chung môn Lịch sử lớp 12 được quy định như sau:
– Năng lực tự chủ và tự học: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động học tập như thu thập thông tin từ các nguồn sử liệu; trình bày ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử; khảo sát, thực hành lịch sử trên thực địa, di tích lịch sử và văn hóa ở địa phương; vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích các vấn đề thực tế; tìm tòi, khám phá và tự học lịch sử;…
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm; hoạt động trải nghiệm tại thực địa, bảo tàng, di tích lịch sử và văn hóa; hoạt động phỏng vấn nhân chứng lịch sử;…
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động phát hiện vấn đề, nêu giả thuyết, ý kiến cá nhân về sự kiện, nhân vật lịch sử; tìm logic trong cách thức giải quyết vấn đề, đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề trong lịch sử; vận dụng bài học kinh nghiệm lịch sử trong thực tế cuộc sống;…
Thành phần năng lực của năng lực lịch sử lớp 12?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT các biểu hiện cụ thể của năng lực lịch sử được trình bày trong bảng sau:
Thành phần năng lực |
Biểu hiện |
TÌM HIỂU LỊCH SỬ |
– Nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử; hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập. – Tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể. |
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ |
– Giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của lịch sử theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện lịch sử, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình lịch sử. – Đưa ra được những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử trên cơ sở nhận thức và tư duy lịch sử; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của lịch sử; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử. |
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC |
Rút ra được bài học lịch sử và vận dụng được kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; trên nền tảng đó, có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời. |
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt