Top 4 mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4? Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?








Top 4 mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4?

Dưới đây là các mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ở môn Tiếng Việt lớp 4 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe – Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Trong những nàng công chúa của thế giới cổ tích, em yêu thích nhất là nàng công chúa Bạch Tuyết trong câu chuyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Khi đọc truyện, em thích nhất là tự tưởng tượng ra những hành động của nàng công chúa trong câu chuyện. Em tự vẽ cho mình một nàng Bạch Tuyết riêng trong thế giới của mình. Ở đó, nàng Bạch Tuyết là một cô bé có vóc dáng nhỏ nhắn và đáng yêu. Cô có nước da trắng ngần như tuyết, mái tóc đen tuyền bồng bềnh như chiếc kẹo bông gòn. Khuôn mặt của cô có hình trái xoan, nổi bật với đôi mắt len láy, trong veo như nước hồ mùa thu. Hai cái má thì phúng phính hơi hơi ửng hồng. Và đôi mồi thì đỏ như trái dâu tây chín mọng. Bạch Tuyết đi lại, chạy nhảy rất nhanh nhẹn và uyển chuyển. Em thường tưởng tượng cảnh cô ấy ngồi bên hồ nước, ca hát vui vẻ cùng chim chóc trong khu rừng. Lúc ấy, trông Bạch Tuyết chẳng khác gì nàng công chúa của rừng sâu.

Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe – Cô bé Lọ Lem

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn. Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ. Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe – Thạch Sanh

Đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em thường cảm thấy không đồng ý lắm với kết thúc của nhân vật Lý Thông, nên đã tưởng tượng ra một hướng đi khác cho nhân vật này. Theo đó, sau khi được Thạch Sanh tha tội chết, Lý Thông đã hiểu ra lỗi sai của mình và vô cùng ân hận với những điều bản thân đã làm. Trên đường trở về quê nhà, anh ta đã suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm thay đổi. Về quê, anh ta tiếp tục kinh doanh quán rượu, mở rộng làm ăn. Có bao nhiêu của cải thu được từ kinh doanh, anh ta liền đem ra giúp đỡ bà con trong làng. Những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa, anh đón về nuôi nấng, dạy nghề nấu rượu cho để kiếm sống. Sự thay đổi đó của Lý Thông khiến mẹ anh ta vô cùng xúc động. Bà con lối xóm ai ai cũng yêu mến và biết ơn anh ta. Tin tức này truyền đến kinh thành, vào đến tận cung vua. Thạch Sanh lúc này đã lên ngôi vua biết được thì rất vui mừng. Bởi chẳng điều gì quý trọng hơn một người biết hối lỗi và sửa sai. Đối với em, một kết thúc như vậy mới thực sự là kết thúc có hậu và mang đến bài học ý nghĩa cho người đọc hơn.

Mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe – Câu chuyện Cây khế

Câu chuyện Cây khế đã có một kết thúc mở, khi người anh mất tích trên biển, còn gia đình người em thì có cuộc sống giàu sang. Nhưng em lại chưa hài lòng với kết cục đó. Đóng cuốn truyện lại, em tự tưởng tượng ra một kết thúc khác. Em nghĩ về người vợ của anh trai xấu xa. Chị ấy có lẽ sẽ rất lo lắng và sợ hãi, nên sang nhà nhờ em trai đi tìm chồng giúp. Người em lương thiện tất nhiên sẽ đồng ý, và dùng tiền để thuê người đi khắp nơi tìm kiếm. Ít lâu sau đó, họ tìm thấy người anh bị sóng đánh dạt vào một ngôi làng ven biển. Kiếp nạn này khiến người anh nhận ra sai lầm của bản thân mình. Anh ta nhận ra sự tham lam, dối trá của bản thân rồi sẽ là thứ giết chết chính mình. Trở về nhà, người anh quyết tâm thay đổi. Anh cùng vợ lao động chăm chỉ, cũng thường xuyên giúp đỡ người khác. Thoạt đầu, mọi người trong làng có có chút nghi ngờ, nhưng dần dần, họ cũng mở lòng đón nhận sự thay đổi tuyệt vời đó. Vậy là, cuối cùng cả gia đình người em và người anh đều có cuộc sống hạnh phúc, đoàn kết, được xóm làng mến yêu. Đối với em, đó mới thực sự là một kết thúc có hậu.

Xem thêm:  Mẫu bài văn nghị luận 600 chữ về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống? Trường hợp được xét đặc cách tốt nghiệp THPT?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Top 4 mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4?

Top 4 mẫu viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe ngắn gọn môn Tiếng Việt lớp 4? (Hình ảnh từ Internet)

Việc giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 có mục tiêu là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 2 như sau:

– Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

– Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

Xem thêm:  Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

Yêu cầu của việc đánh giá học sinh lớp 4 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT, yêu cầu của việc đánh giá học sinh tiểu học như sau:

– Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

– Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

– Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

Xem thêm:  Top bộ câu hỏi ôn tập tin học cơ bản mới nhất? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục môn Tin học các cấp ra sao?



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt