Học sinh, phụ huynh và thầy cô tham khảo mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi – Thiếu nhi với Bác Hồ mới nhất 2025?
Top 30 mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ mới nhất 2025?
Tham khảo mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ mới nhất 2025 dưới đây:
1. Mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ đơn giản
2. Mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ nâng cao
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Top 30 mẫu tranh vẽ Bác Hồ với thiếu nhi Thiếu nhi với Bác Hồ mới nhất 2025? Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn Mĩ thuật? (Hình từ Internet)
Học sinh lớp mấy bắt buộc học môn Mĩ thuật?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌCMĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục nghệ thuật. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Mĩ thuật hình thành, phát triển ở học sinh năng lực mĩ thuật, biểu hiện của năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật; đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa, phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại….Nội dung giáo dục mĩ thuật được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.- Giai đoạn giáo dục cơ bản: Mĩ thuật là nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9. Chương trình tạo cơ hội cho học sinh làm quen và trải nghiệm kiến thức mĩ thuật thông qua nhiều hình thức hoạt động; hình thành, phát triển ở học sinh khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, nhận thức và biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá, thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật.- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Mĩ thuật là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiến thức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận các nhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thực tiễn; giúp học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng phản biện phân tích và sáng tạo nghệ thuật; hiểu được vai trò và ứng dụng của mĩ thuật trong đời sống; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội.
Theo đó, môn Mĩ thuật Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9.
Như vậy, học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 bắt buộc phải học môn Mĩ thuật.
Nội dung giáo dục cốt lõi của Chương trình môn Mĩ thuật?
Căn cứ Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, Chương trình môn Mĩ thuật phát triển hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng, trong đó nền tảng kiến thức cơ bản dựa trên yếu tố và nguyên lí tạo hình.
Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thủ công; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi làm quen với tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung giáo dục gồm Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật được giới hạn trong phạm vi tìm hiểu tác giả, sản phẩm, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật và được giới thiệu, lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.
Ở cấp trung học phổ thông, học sinh mỗi lớp 10, 11, 12 được lựa chọn 04 nội dung trong 10 nội dung bao gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội hoạ, Đồ hoạ, Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế thời trang, Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc; trong đó, nội dung Lí luận và lịch sử mĩ thuật vừa được thực hiện độc lập vừa bảo đảm lồng ghép trong thực hành, thảo luận mĩ thuật.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt