Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi là ai? Nội dung quan trọng của chương trình môn Lịch sử là gì?

Ai là Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi? Chương trình môn Lịch sử...



Ai là Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi? Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung gì?







Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi là ai?

Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi là Nelson Rolihlahla Mandela.

Nelson Rolihlahla Mandela là tổng thống da màu đầu tiên của Cộng hòa Nam Phi, nhậm chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1994. Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/07/1918 và mất ngày 05/12/2013, ông là Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi từ năm 1994 đến năm 1999 và là Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.

Trước khi trở thành tổng thống thì ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apacthai và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe – phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi.

Nelson Rolihlahla Mandela là tượng đài tự do và bình đẳng của Cộng hoà Nam Phi. Ông vĩ đại vì trong quá trình làm việc ông đã nỗ lực hoà giải dân tộc và hành trình xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Cộng hoà Nam Phi.

Chế độ phân biệt chủng tộc Apathai được thiết lập vào năm 1948 bởi chính quyền do người da trắng lãnh đạo, nhằm hợp pháp hóa việc chia tách và bất công giữa các nhóm dân cư dựa trên màu da. Trong hệ thống này, người da đen và da màu bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai, quyền bầu cử, và bị phân biệt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.

Xem thêm:  Đại hội đại biểu lần thứ 2 của Đảng cộng sản Đông Dương (2−1951) đã đưa ra quyết định nào? Đặc điểm môn Lịch sử cấp THPT?

Phong trào chống Chế độ phân biệt chủng tộc Apathai bừng lên mạnh mẽ trong thập kỷ 1950 và 1960, được lãnh đạo bởi các tổ chức như Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC). Nelson Mandela, người sinh ra trong một gia đình quý tộc nhóm Xhosa, nhanh chóng trở thành nhà lãnh đạo nổi bật trong phong trào này.

Chiến thắng của Mandela trong cuộc bầu cử dân chủ đa sắc tộc đầu tiên trong lịch sử Nam Phi đã đánh dấu sự kết thúc của chế độ phân biệt chủng tộc Apathai – một hệ thống phân biệt chủng tộc khắc nghiệt tồn tại từ năm 1948.

Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi Nelson Rolihlahla Mandela có nhiệm kỳ tổng thống từ năm 1994 đến năm 1999, ông thường ưu tiên tư vấn về vấn đề hoà giải dân tộc. Trong suốt quá trình hoạt động thì ông được coi là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước này. Không những thế ông cũng làm nhiều hoạt động vì nhân dân như chống đói nghèo, chống bất bình đẳng.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi là ai?

Tổng thống da màu đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi là ai? Nội dung quan trọng của chương trình môn Lịch sử là gì? (Hình ảnh từ Internet)

Môn Lịch sử có sứ mệnh là gì?

Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực lịch sử, thành phần của năng lực khoa học đồng thời góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Ngoài ra:

Xem thêm:  Giáo viên về hưu có được dạy thêm cho học sinh không?

– Môn Lịch sử giữ vai trò chủ đạo trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, giúp học sinh nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử giải quyết những vấn đề của thực tế cuộc sống, phát triển tầm nhìn, củng cố các giá trị nhân văn, tinh thần cộng đồng, lòng khoan dung, nhân ái; góp phần hình thành, phát triển những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế phát triển của thời đại.

– Môn Lịch sử hình thành, phát triển cho học sinh tư duy lịch sử, tư duy hệ thống, tư duy phản biện, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết nối quá khứ với hiện tại.

– Môn Lịch sử giúp học sinh nhận thức được giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của sử học trong đời sống xã hội hiện đại, hiểu biết và có tình yêu đối với lịch sử, văn hoá dân tộc và nhân loại; góp phần định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề nghiệp như: nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, ngoại giao, quản lí, hoạt động du lịch, công nghiệp văn hoá, thông tin truyền thông,…

Chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung gì?

Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử, ban hành Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, có quy định chương trình môn Lịch sử coi trọng các nội dung như sau:

Xem thêm:  Top 6 mẫu viết đoạn văn tả cây cối lớp 4 ngắn gọn, điểm cao 2025? Giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng về bảo vệ môi trường ra sao?

Thực hành, thực tiễnChương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể:a) Chương trình coi thực hành là một nội dung quan trọng và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh;b) Chương trình tăng cường thời lượng thực hành; đa dạng hoá các loại hình thực hành thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như hoạt động nhóm, cá nhân tự học; học ở trên lớp, bảo tàng, thực địa; học qua dự án, di sản;…;c) Chương trình bảo đảm phù hợp với thực tiễn và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước và của các địa phương. Thông qua hệ thống chủ đề và chuyên đề học tập, các hình thức tổ chức giáo dục, chương trình tạo ra độ mềm dẻo, linh hoạt để có thể điều chỉnh phù hợp với các địa phương và các nhóm đối tượng học sinh, đồng thời bảo đảm trình độ chung của giáo dục phổ thông trong cả nước, tương thích với trình độ khu vực và thế giới.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì chương trình môn Lịch sử coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc sống.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt