Tổng hợp đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?

Tham khảo các đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án?...



Tham khảo các đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án?
Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?







Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án?

Dưới đây là đề thi ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án mà các bạn có thể tham khảo:

Câu 1:Vận dụng

Giải câu đố:

“Thân tôi dùng bắc ngang sông

Không huyền công việc ngư ông sớm chiều

Nặng vào em mẹ thân yêu

Thêm hỏi với “thả” phần nhiều đi đôi.

Từ có dấu hỏi là từ gì?

Đáp án: từ cẩu

Câu 2: Thông hiểu

Hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp:

thành viên; khích lệ; vận động viên; thi đấu; tham gia tích cực;

nhanh nhẹn; sôi nổi ; cổ vũ; trọng tài

Danh từ:

Động từ:

Tính từ:

Đáp án:

Danh từ: thành viên; vận động viên; trọng tài

Động từ: khích lệ; thi đấu; tham gia tích cực; cổ vũ

Tính từ: nhanh nhẹn; sôi nổi

Câu 3: Hình ảnh dưới đây gợi nhắc đến thành ngữ, tục ngữ nào?

A. Đàn gảy tai trâu

B. Con trâu là đầu cơ nghiệp

C. Trâu buộc ghét trâu ăn

Câu 4: Nhận biết

Thành ngữ, tục ngữ nào có thể thay thế cho bộ phận in đậm mà không làm thay đổi ý nghĩa câu sau?

Khi làm bất cứ việc gì, anh ấy luôn cẩn thận để sau không phải lo lắng, hối tiếc.

A. Quang minh chính đại

B. Cẩn tắc vô ưu

C. Nhập gia tuỳ tục

D. Công thành danh toại

Câu 5: Thông hiểu

Đại từ in đậm trong câu sau thay thế cho nội dung nào dưới đây?

Chị em Huyền tự giác bảo ban nhau học hành, điều đó khiến bố mẹ vô cùng hạnh phúc.

A. Chị em Huyền

B. Chị em Huyền tự giác bảo ban nhau học hành

C. Bố mẹ

D. Vô cùng hạnh phúc

Xem thêm:  Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có cơ cấu tổ chức như thế nào?

Câu 6: Nhận biết

Câu nào sau đây được tách đúng bộ phận chủ ngữ và vị ngữ?

A. Bóng tối như bức màn mỏng, như/ thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.

B. Nắng bắt đầu trút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như/ hòa lần với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.

C. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụt mùa đông, những chùm hoa khép miệng/ bắt đầu kết trái.

D. Màu tối lan dần/ dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.

Câu 7: Nhận biết

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thành câu tục ngữ sau:

Tiên học , hậu học văn.

Đáp án: lễ

Câu 8: Vận dụng

Giải câu đố:

Thân em do đất mà thành

Không huyền một cặp rành rành thiếu chi

Khi mà bỏ cái nón đi

Sắc vào thì bụng có gì nữa đâu.

Từ không có dấu huyền là từ gì?

Đáp án từ “bầu”

Câu 9 Hãy xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp

khoảnh khắc; mưa phùn; nông dân; bàn ghế; bát đũa

sách vở; bưu tá; giây phút; thợ may; hạn hán; lũ lụt.

Danh từ chỉ vật

Danh từ chỉ người

Danh từ chỉ thời gian

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên

Đáp án:

Danh từ chỉ vật: bàn ghế; bát đũa; sách vở

Danh từ chỉ người: nông dân; bưu tá; thợ may

Danh từ chỉ thời gian: khoảnh khắc; giây phút

Danh từ chỉ hiện tượng tự nhiên: mưa phùn; hạn hán; lũ lụt

Câu 10 :Nhận biết

Hình ảnh dưới đây gợi nhắc đến câu tục ngữ nào?

A. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

B. Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.

C. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

Câu 11: Vận dụng cao

Giải câu đố sau:

Mặt trời thức giấc phía tôi

Thêm huyền là chốn chơi người làm ăn.

Từ thêm huyền là từ nào?

A. đồng

B. chợ

C. đường

D. nhà

Câu 12: Nhận biết

Bộ phận nào là chủ ngữ trong câu:

“Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.”

A. tốt đẹp

B. tốt đẹp phô ra

Xem thêm:  Soạn bài Chiều sương môn Ngữ văn lớp 11 ngắn gọn? 3 chuyên đề học tập môn Ngữ văn lớp 11 là gì?

C. tốt đẹp, xấu xa

D. xấu xa

Câu 14:Thông hiểu

Hãy ghép các cặp kết từ ở cột bên trái với nội dung thích hợp ở cột bên phải để tạo thành câu hoàn chỉnh

Nhờ …. nên ….

…. sự cố gắng không ngừng …. Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập. …

Nếu … thì …

…Thu cẩn thận hơn … bạn ấy sẽ không mắc phải lỗi sai đáng tiếc….

Tuy … nhưng …

…Giang là học sinh giỏi trong lớp … bạn ấy rất khiêm tốn.

Đáp án:

Nhờ sự cố gắng không ngừng nên Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

Nếu Thu cẩn thận hơn thì bạn ấy sẽ không mắc phải lỗi sai đáng tiếc

Tuy Giang là học sinh giỏi trong lớp nhưng bạn ấy rất khiêm tốn

Câu 15:Thông hiểu

Hãy ghép câu ở cột bên trái với nhóm thích hợp ở cột bên phải.

Buổi triển lãm tranh sơn mãi sẽ được tổ chức ở đâu?

Thả diều, đuổi bắt, trốn tìm, đó đều là những trò chơi của tuổi ấu thơ.

Chúng mình cùng lên thư viên đọc sách nhé.

Câu có đại từ thay thế:

Câu có đại từ xưng hô:

Câu có đại từ nghi vấn:

Đáp án:

Câu có đại từ nghi vấn: Buổi triển lãm tranh sơn mài sẽ được tổ chức ở đâu?

(Đại từ nghi vấn: “đâu”)

Câu có đại từ thay thế: Thả diều, đuổi bắt, trốn tìm, đó đều là những trò chơi của tuổi ấu thơ.

(Đại từ thay thế: “đó”)

Câu có đại từ xưng hô: Chúng mình cùng lên thư viện đọc sách nhé.

(Đại từ xưng hô: “chúng mình”)

Câu 16 Nhận biết

Câu tục ngữ nào dưới đây khuyên chúng ta sống lạc quan, tích cực?

A. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.

B. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

C. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.

D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Xem thêm đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện…Tải về

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án?

Tổng hợp đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 5 cấp huyện đi kèm đáp án? Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5? (Hình từ Internet)

Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 5 thiết kế có bao nhiêu mức?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo 03 mức như sau:

Xem thêm:  Top 2 mẫu giáo án tìm hiểu về ngày Tết nguyên đán 5 tuổi? Yêu cầu về phương pháp giáo dục mầm non hiện nay thế nào?

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Có mấy phương pháp đánh giá học sinh lớp 5?

Căn cứ Theo khoản 2 Điều 5 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định về 4 phương pháp đánh giá học sinh lớp 5 như sau:

– Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

– Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

– Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

– Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt