Học sinh tham khảo một số mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3? Tham gia các hoạt động trải nghiệm có phải là nhiệm vụ của học sinh lớp 3?
Tổng hợp các mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 điểm cao và ngắn gọn?
Dưới đâu là các mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 1 Mỗi lần tan học, em lại trở về ngôi nhà thân thuộc của mình. Nơi đây có gia đình với bao kỉ niệm thân thương. Bao nhiêu năm nay em luôn được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ. Nhà em nằm giữa huyện lị ngoại ô thành phố. Đó là một ngôi nhà cấp bốn; cánh cửa ngõ bằng sắt luôn khép lại. Những cây râm bụt mọc lên rào kín tường kẽm. Nhìn xa giống như một bông hoa đó lần sắc xanh viền quanh khu vườn. Bước vào cổng nhà là thấy ngay hình ảnh những cây xoan, đến mùa trổ hoa, từng chùm như những đám mây trắng chập chờn trông mới đẹp làm sao! Ngồi trong nhà, nhất là những buổi sáng đẹp trời, hay là những buổi trưa hè êm ả em có thể nghe rõ tiếng chim hót lảnh lót trên cành cây đầu sân nhà thật vui, thật hấp dẫn. Đặc biệt, khi mùa gặt đến bước chân vào sân em có thể ngửi thấy mùi rơm rạ bốc lên từ sân phơi. Màu vàng của rạ khô như nói với em rằng: “Mùa bội thu đã trở về”. |
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 2 Ngôi nhà của em rất đẹp. Nó vừa được xây xong. Bố của em đã vẽ thiết kế cho ngôi nhà. Nhà gồm có ba tầng. Diện tích rộng rãi. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng thờ và phòng bếp. Tầng thứ hai có phòng ngủ của bố mẹ, chị Hương và em. Tầng thứ ba là nhà kho và sân thượng. Phía trước nhà có một khoảng sân. Bên ngoài, nhà được sơn màu kem. Bên trong, các phòng được sơn màu khác nhau. Trong nhà có đầy đủ đồ dùng cần thiết. Trên sân thượng, bố đã trồng nhiều cây cảnh và đặt một bộ bàn ghế ở đó. Thỉnh thoảng, cả nhà lại lên sân thượng ngồi trò chuyện, uống trà. Em rất yêu ngôi nhà của mình. |
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 3 Ngôi nhà của em được làm bằng gỗ. Căn nhà gồm có một phòng khách và hai phòng ngủ. Còn khu vực nhà bếp thì được tách riêng ra ở một khu nhà khác. Căn phòng nào cũng được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Các phòng được trang trí trông rất đẹp. Căn phòng thứ nhất đặt một chiếc tủ thờ và một bộ ghế gỗ hương. Bên trái là chiếc tủ ti vi. Đây cũng chính là phòng tiếp khách và là chỗ gia đình em sum họp vào buổi tối. Một phòng ngủ dành cho bố mẹ. Một phòng ngủ là của em. Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Vì nơi đó lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp. Ngôi nhà và cuộc sống thân yêu của em là thể đấy em cảm thấy hạnh phúc khi được ở trong ngôi nhà này. |
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 4 Ngôi nhà của tôi thật đẹp đẽ. Nó mới được xây khoảng hai năm. Nhà gồm có ba tầng. Diện tích khá rộng rãi. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng thờ và phòng bếp. Tầng thứ hai có ba phòng ngủ và một phòng đọc sách. Tầng thứ ba là tầng thượng, bố trồng khá nhiều cây cảnh. Mỗi tầng đều có nhà vệ sinh riêng. Bên ngoài, nhà được sơn màu trắng sữa. Bên trong, mỗi phòng ngủ được sơn theo sở thích của từng thành viên. Các phòng còn lại đều được sơn màu kem. Trong nhà có đầy đủ đồ dùng cần thiết. Tôi rất thích ngôi nhà của mình. |
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 5 Em rất yêu thích ngôi nhà của mình. Diện tích của nhà rất rộng rãi. Ngôi nhà gồm hai tầng. Bên ngoài, nhà được sơn màu xanh da trời. Bên trong được sơn màu trắng. Cửa sổ, cửa ra vào được làm bằng gỗ. Phía trước nhà là khoảng sân khá rộng rãi. Bố đã đặt trên sân một chiếc xích đu, một bộ bàn ghế. Thỉnh thoảng, mọi người lại ra ngoài sân ngồi trò chuyện. Trong nhà có các phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và nhà vệ sinh. Các phòng đều có đầy đủ đồ dùng cần thiết. Ngôi nhà đã lưu lại rất nhiều kỉ niệm của các thành viên trong gia đình. |
Mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 – Mẫu số 6 Ngôi nhà của em rất đẹp. Nó được sơn màu trắng xám. Kiến trúc của ngôi nhà em cũng được thiết kế cẩn thận. Bước vào trong ngôi nhà phòng đầu tiên là phòng khách, phía sau đó là nhà bếp. Trên tầng hai được chia làm ba phòng riêng biệt đó là phòng riêng để thờ cúng và hai phòng ngủ. Ngôi nhà luôn luôn ngăn nắp nhờ đôi bàn tay của mẹ em. Căn nhà thật ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Em thực sự yêu thích ngôi nhà của mình. |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Tổng hợp các mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 điểm cao và ngắn gọn? Tham gia các hoạt động trải nghiệm có phải là nhiệm vụ của học sinh lớp 3? (Hình ảnh từ Internet)
Tham gia các hoạt động trải nghiệm có phải là nhiệm vụ của học sinh lớp 3?
Căn cứ tại Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
Nhiệm vụ của học sinh1. Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.3. Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.4. Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.5. Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Như vậy, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống là một trong các nhiệm vụ của học sinh lớp 3.
Giáo dục cấp tiểu học có mục tiêu là gì?
Căn cứ theo Điều 29 Luật Giáo dục 2019, do giáo dục tiểu học cũng thuộc hệ thống giáo dục phổ thông nên có mục tiêu như sau:
– Phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt