Tổng hợp bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích? Chương trình giáo dục lớp 8 cần đáp ứng bình đẳng giới không?

Học sinh tham khảo các bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích môn...



Học sinh tham khảo các bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích môn Ngữ Văn lớp 8? Chương trình giáo dục học sinh lớp 8 có cần đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới không?








Tổng hợp bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích môn Ngữ Văn lớp 8?

Dưới đây là tổng hợp bài văn phân tích một phẩm truyện mà em yêu thích ở môn Ngữ văn lớp 8 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích – Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích – Truyện ngắn Lão Hạc

Nam Cao là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước cách mạng. Các tác phẩm của ông sáng tác trên hai đề tài lớn là người trí thức và người nông dân, nhưng thành công hơn cả là khi ông viết về đề tài người nông dân. Viết về người nông dân, nhà văn có khuynh hướng khám phá, phát hiện những vẻ đẹp phẩm chất ẩn sâu trong con người họ. Truyện ngắn Lão Hạc là một tác phẩm như vậy.

Xem thêm:  Tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn tối thiểu trong các cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu?

Trước hết về nhân vật lão Hạc, lão có số phận bi thảm nhưng ẩn sau đó là những phẩm chất cao đẹp, đại diện cho người nông dân. Số phận lão Hạc cũng là số phận chung của biết bao người nông dân trước cách mạng. Vợ lão chết sớm, lão ở vậy gà trống nuôi con. Đứa con lớn lên vì không lấy được người mình yêu nên phẫn chí bỏ nhà ra đi. Lão ở vậy một mình với cậu Vàng – kỉ vật người con trai để lại. Nhưng cuộc đời lão càng ngày lại càng bi đát hơn, lão bị ốm, lão tiêu tốn nhiều tiền dành dụm cho con, bởi vậy lão đành bán cậu Vàng – người bạn đã ở bên giúp lão vơi bớt nỗi buồn khi phải xa con. Khi bán cậu Vàng lão vô cùng đau đớn, ân hận. Nỗi ân hận đó được thể hiện qua đoạn văn miêu tả đặc sắc: cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít, hu hu khóc. Tình cảnh của lão thật đáng thương, lão luôn sống trong sự day dứt, dằn vặt bản thân.

Nhưng ẩn đằng đó chính là những phẩm chất cao đẹp của người nông dân lương thiện. Lão là một người giàu tình yêu thương, tình yêu thương đó được thể hiện ngay cả với một con vật: lão gọi chó là cậu Vàng, gọi nịnh như gọi một đứa trẻ, ông chăm sóc cậu Vàng chu đáo: cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu, không chỉ vậy ông còn trò chuyện, mắng yêu cậu vàng, cậu Vàng làm lão bớt cô đơn, vơi đi nỗi nhớ con. Tình cảm sâu nặng của ông với cậu Vàng có nguồn gốc sâu xa từ tình yêu thương con của lão Hạc, con chó là kỉ vật thiêng liêng mà người con để lại cho ông trước khi đi đến đồn điền cao su.

Tình phụ tử ở lão Hạc cũng vô cùng sâu sắc, thiêng liêng. Vì cảnh nghèo không cưới được vợ cho con, lão vô cùng đau đớn bởi vậy bao nhiêu tiền của làm được lão đều dành dụm cho con, lão chịu kham khổ, để người đời chửi mắng chứ nhất định không chịu tiêu lạm vào tiền của con. Sau khi bị bệnh nặng, lão chỉ ăn khoai, hết khoai lão ăn củ chuối, rồi ăn sung luộc, rau má, củ ráy, nghĩa là vớ được thứ gì lão ăn thứ ấy,… Và cuối cùng lão lo lắng sẽ tiêu hết tiền cho con nên lão đành chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con trai mình. Cái chết đau đớn của lão Hạc xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao.

Mặc dù nghèo khổ nhưng lão luôn giữ lòng tự trọng. Lão không nhận bất cứ sự giúp đỡ của ai, ngay cả khi ông giáo đề nghị giúp, lão từ chối một cách hách dịch, bởi lão hiểu hoàn cảnh gia đình ông giáo cũng nghèo túng chẳng khác gì gia đình mình. Lòng tự trọng đó còn được thể hiện trong cách thức tìm đến cái chết của ông. Trước khi chết ông để lại tiền nhờ bà con lo ma chay, không muốn phiền hà đến hàng xóm. Lão chết bằng cách ăn bả chó, cái chết đau đớn, dữ dội như một lời tạ tội với cậu Vàng. Cái chết của lão Hạc chính là sự khẳng định cho sức sống bất diệt của nhân cách trong ông.

Ngoài nhân vật lão Hạc trong tác phẩm ta còn thấy nổi bật lên hình ảnh của một ông giáo nghèo, người bạn thân thiết của lão Hạc. Ông giáo có sự đồng cảm sâu sắc với cảnh ngộ đáng thương của lão Hạc: an ủi, động viên khi lão bán chó, chia sẻ nỗi buồn với lão Hạc, luôn tìm mọi cách làm cho lão khuây khỏa, lạc quan. Ông còn là người am hiểu tường tận nhất vẻ đẹp nhân cách của lão hạc: “Không cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Nghĩa khác ấy chính là con người có nhân cách cao đẹp nhưng lại phải chết vật vã, đau đớn và cái chết ấy lại càng làm sáng hơn nhân cách cao đẹp của lão.

Xem thêm:  Đáp án cuộc thi Tự hào truyền thống 75 năm Ngày học sinh sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam 2025 đợt 2?

Nghệ thuật kể chuyện xuất sắc: câu chuyện được kể bởi nhân vật tôi (ông giáo) người luôn bên cạnh lão Hạc, bởi vậy khiến câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi, ngoài ra khiến mạch kể trở nên tự nhiên, linh hoạt, tạo điều kiện kết hợp tả, kể với bình luận một cách tự nhiên, sinh động. Giọng văn đa dạng, thay đổi linh hoạt. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp lí, những bước ngoặt của truyện giúp bộc lộ rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng là một điểm nhấn của văn bản: nhân vật được khắc họa qua diện mạo, ngôn ngữ đối thoại, diễn biến tâm trạng và qua lời nhận xét, bình luận của các nhân vật khác, bởi vậy chân dung nhân vật hiện lên chân thực, sinh động hơn.

Với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, ngôn ngữ giản dị, lôi cuốn Nam Cao đã cho người đọc thấy chân dung số phận bất hạnh của người nông dân trước cách mạng, họ bị đẩy đến bước đường cùng phải tìm đến cái chết. Nhưng đằng sau đó còn là chân dung tinh thần đẹp đẽ: giàu tình yêu thương và nhân cách cao đẹp.

Bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích – Truyện ngắn Người Thầy Đầu Tiên

Người Thầy Đầu Tiên là truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp về thầy Duy-sen qua hồi ức của bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va là học trò trước đây của thầy Duy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính nhất là cảm xúc sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi tới quê hương miền núi của bé An-tu-nai. Thầy Duy-sen còn trẻ lắm. Trình độ học vấn của thầy lúc đó không cao nhưng trong lòng thầy đầy lòng nhân hậu và sôi sục nhiệt huyết cách mạng. Thầy giáo một mình lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến chuồng ngựa bỏ hoang lâu năm của một phú nông thành một ngôi trường khiêm tốn cạnh hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ ở Kir-ghi-di, một vùng nghèo và lạc hậu ở Trung Á.

Khi An-tư-nai cùng lũ trẻ tò mò đến thăm trường “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Duy-sen “mỉm cười, niềm nở” lau mồ hôi trên mặt rồi nhẹ nhàng hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái” Trước các “khách mời” nhỏ tuổi, thầy ân cần nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Duy-sen thực sự là một giáo viên tuyệt vời, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy dịu dàng nói những lời ấm áp làm rung động trái tim các em. Đó là lần đầu tiên thầy gặp những đứa trẻ xa lạ, đã nhìn thấy rõ ràng và hiểu được mong muốn, khao khát học tập của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em cách đắp lò sưởi vào mùa đông…, thầy báo tin vui là trường học đã làm xong và “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói bằng tất cả tình yêu thương bao la của mình với những đứa trẻ dân tộc miền núi chưa từng biết đến trường học là gì: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Duy-sen thực sự rất tài năng và có kinh nghiệm giảng dạy sư phạm. Chỉ sau vài phút gặp gỡ và vài lời nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh được tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng những đứa trẻ miền núi khát khao được đến trường.

Trường hợp của An-tu-nai, thầy đã nhìn thấu tâm hồn em, thông cảm với hoàn cảnh mồ côi của em, an ủi và khen ngợi em một cách chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?” Những lời nói này cùng với nụ cười dịu dàng của Duy-sen đã khiến cô bé dân tộc thiểu số bất hạnh “thấy ấm lòng hẳn lại”.

Xem thêm:  Tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ (FISE) được thành lập ở đâu vào năm 1946? Phương pháp dạy học chủ yếu trong môn Lịch sử lớp 12 là gì?

Duy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy đã khai sáng cho An-tu-nai. Thầy hiền hậu, yêu thương tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy nhiệt huyết, niềm khao khát được đến trường trong lòng học sinh. Duy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một người thầy tuổi thơ. Con đường của tuổi trẻ là con đường giáo dục. Rất nhiều thầy cô đã hướng dẫn các bạn và tất cả chúng ta trên con đường đầy nắng đẹp này. Giống như An-tu-nai, mỗi chúng ta luôn có những người thầy tuyệt vời Duy-sen đẹp đẽ trong tâm hồn.

Ai-ma-top viết truyện ngắn dưới dạng một hồi ức chân thật, cảm động. Tác giả đề cập đến với tất cả sự ca ngợi và yêu mến hình ảnh Duy-sen – người thầy đầu tiên – và hình ảnh An-tu-nai, một cô bé mồ côi khao khát được đến trường. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình yêu thơ trẻ, mang ánh sáng cách mạng làm thay đổi cuộc đời mỗi người. Ngọn lửa tình yêu tỏa sáng qua những trang viết của Ai-ma-top, mãi mãi sưởi ấm trái tim con người. Thầy Duy-sen càng trở nên gần gũi hơn tròn tình yêu tuổi thơ của chúng ta.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tổng hợp bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích môn Ngữ Văn lớp 8?

Tổng hợp bài văn phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích? Chương trình giáo dục lớp 8 cần đáp ứng bình đẳng giới không? (Hình ảnh từ Internet)

Kiến thức tiếng Việt môn Ngữ văn lớp 8 có gì?

Căn cứ theo Mục 5 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT Kiến thức tiếng Việt trong nội dung chương trình môn Ngữ văn lớp 8 gồm:

– Nghĩa của một số thành ngữ và tục ngữ tương đối thông dụng

– Sắc thái nghĩa của từ ngữ và việc lựa chọn từ ngữ

– Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng

– Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: vô, hữu) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: vô tư, vô hình, hữu quan, hữu hạn)

– Trợ từ, thán từ: đặc điểm và chức năng

– Thành phần biệt lập trong câu: đặc điểm và chức năng

– Câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm; câu khẳng định và câu phủ định: đặc điểm và chức năng

– Biện pháp tu từ đảo ngữ, câu hỏi tu từ: đặc điểm và tác dụng

– Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

– Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp: đặc điểm và chức năng

– Kiểu văn bản và thể loại

+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

+ Văn bản biểu cảm: thơ sáu chữ, bảy chữ; đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu, bảy chữ

+ Văn bản nghị luận: luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; bài thảo luận về một vấn đề của đời sống; bài phân tích một tác phẩm văn học

+ Văn bản thông tin: thông tin khách quan, ý kiến chủ quan và mục đích của văn bản; văn bản thuyết minh để giải thích một hiện tượng tự nhiên; bài giới thiệu một cuốn sách; văn bản kiến nghị

– Từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương: chức năng và giá trị

– Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,..

Chương trình giáo dục học sinh lớp 8 có cần đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới không?

Căn cứ khoản 2 Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Chương trình giáo dục…2. Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Như vậy, đối chiếu quy định trên thì chương trình giáo dục học sinh lớp 8 sẽ cần đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt