Tổng hợp 12+ viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến lớp 3?

Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng...



Học sinh tham khảo các mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến môn Tiếng Việt lớp 3? Nội dung thực hành viết ở môn Tiếng Việt lớp 3 có yêu cầu như thế nào?








Tổng hợp 12+ viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến lớp 3?

Những ngày hội truyền thống luôn mang đến không khí rộn ràng và những kỷ niệm đáng nhớ. Dưới đây là các mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến ở môn Tiếng Việt lớp 3 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội thi gói bánh chưng

Mỗi dịp Tết đến, em lại háo hức theo mẹ về quê ngoại để tham gia hội thi gói bánh chưng truyền thống. Ngay từ sáng sớm, sân đình đã rộn ràng với tiếng cười nói và dòng người nô nức đổ về. Ai cũng diện những bộ quần áo đẹp, gương mặt rạng rỡ chào đón năm mới. Cổng đình được trang trí lộng lẫy với dòng chữ đỏ thắm: “Mừng Xuân Mới – Vui Hội Lúa Vàng.” Ngày hội mở đầu bằng nghi thức dâng hương và những tiết mục văn nghệ đặc sắc ca ngợi quê hương, mùa màng bội thu. Đặc biệt nhất là phần thi gói bánh chưng vào ngày hôm sau. Các đội thi gồm năm người cùng nhau chuẩn bị lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn để gói những chiếc bánh vuông vức. Mọi người chăm chú làm việc, trong khi khán giả xung quanh hào hứng cổ vũ. Khi nồi bánh được đặt lên bếp, những hồi trống giục giã vang lên, làm không khí càng thêm rộn ràng. Hội thi không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp em hiểu hơn về phong tục truyền thống của quê hương.

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội đua thuyền

Năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 16 tháng Giêng là quê em lại tổ chức hội đua thuyền. Dòng sông uốn lượn như một dải lụa đào, hai bên sông những chùm bóng bay, băng rôn, khẩu hiệu được trang hoàng rực rỡ. Mở đầu là phần tế lễ ở đình làng. Các bô lão dâng hương và lễ vật để tế Thành Hoàng làng. Tiếp theo là hội đua thuyền. Trên sông là hàng chục chiếc thuyền đua nhau nằm chờ ở điểm xuất phát, mỗi thuyền có mười chàng trai khỏe mạnh sẵn sàng trong tư thế chèo thuyền. Họ mặc những bộ đồng phục thật đẹp với màu sắc của mỗi đội khác nhau. Khi tiếng còi báo hiệu cuộc đua bắt đầu, những con thuyền lao nhanh vun vút về phía đích. Hai bên bờ sông người đứng chen nhau cổ vũ cho hội đua. Em mong năm nào cũng được về quê chơi để lại được chứng kiến lễ hội đua thuyền truyền thống ở quê hương em.

Xem thêm:  Https hocvalamtheobac mobiedu vn Link đăng ký Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tuần 3?

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội thi đua thuyền trên sống quê

Mùa hè năm ngoái, em được chứng kiến lễ hội đua thuyền trên sông quê. Ngay từ sáng sớm, hai bên bờ sông đã chật kín người đến xem. Những chiếc thuyền được trang trí rực rỡ, các tay chèo mặc áo đồng phục nổi bật. Khi tiếng trống lệnh vang lên, các đội đua ra sức chèo, mái chèo khua nước tung bọt trắng xóa. Tiếng reo hò, cổ vũ vang dội cả khúc sông. Cuộc thi diễn ra vô cùng gay cấn, đội nào cũng cố gắng về đích trước. Cuối cùng, đội thuyền làng em đã giành chiến thắng. Em rất vui và tự hào về quê hương mình.

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội thi gói bánh chưng

Mỗi dịp Tết đến, em lại háo hức theo mẹ về quê ngoại để xem hội thi gói bánh chưng. Sân đình đông vui, ai cũng diện quần áo đẹp, rạng rỡ chào đón năm mới. Hội thi bắt đầu với các đội gồm năm người cùng nhau gói bánh. Tiếng cười nói rộn ràng, mọi người hào hứng cổ vũ. Sau khi gói xong, bánh được luộc trong những chiếc nồi lớn. Đến khi bánh chín, mùi thơm lan tỏa khắp sân đình. Em rất vui vì được chứng kiến một nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Ngày hội trung thu

Tết Trung Thu năm ngoái, em được tham gia rước đèn cùng các bạn trong xóm. Khi trời bắt đầu tối, chúng em tập trung tại sân đình, trên tay cầm những chiếc lồng đèn đủ màu sắc. Tiếng trống lân rộn ràng, đoàn rước đèn nối đuôi nhau diễu hành khắp làng. Không khí thật vui nhộn với tiếng cười nói râm ran. Sau đó, chúng em còn được xem múa lân và phá cỗ. Bánh trung thu, kẹo, bưởi được chia đều cho mọi người. Đêm hội trăng rằm thật vui và đáng nhớ!

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội thi kéo co

Trong dịp lễ hội làng, em đã được chứng kiến một trận đấu kéo co vô cùng sôi động. Hai đội thi đấu gồm những thanh niên khỏe mạnh của làng. Khi tiếng trống hiệu lệnh vang lên, hai đội ra sức kéo dây về phía mình. Tiếng hò reo cổ vũ vang cả sân đình. Sợi dây thừng căng chặt, khuôn mặt ai cũng đỏ bừng vì cố gắng hết sức. Cuối cùng, đội của anh trai em đã giành chiến thắng. Em rất vui vì được xem một trò chơi dân gian đầy hào hứng.

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Lễ hội chọi trâu

Hè năm ngoái, em cùng bố đi xem lễ hội chọi trâu nổi tiếng ở Đồ Sơn. Khi tiếng trống khai hội vang lên, những chú trâu lực lưỡng tiến vào sân đấu. Hai con trâu lao vào nhau, dùng cặp sừng to khỏe để đẩy đối phương. Tiếng hò reo của khán giả làm không khí thêm sôi động. Sau một hồi giao đấu, chú trâu số 8 giành chiến thắng trong sự cổ vũ nồng nhiệt của mọi người. Đây là lần đầu tiên em được xem lễ hội này và cảm thấy vô cùng thích thú.

Xem thêm:  12+ mở bài nghị luận xã hội về tuổi trẻ hay và ngắn gọn? Quyền của học sinh lớp 12 tại trường học ra sao?

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội làng đầu xuân

Mùng 6 Tết, làng em tổ chức hội xuân vô cùng náo nhiệt. Sáng sớm, mọi người tập trung đông đủ tại sân đình để dự lễ dâng hương. Sau đó là những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, đánh đu,… Em thích nhất là trò đánh đu, những cô gái mặc áo dài tung bay theo nhịp đu lên cao. Không khí lễ hội vui tươi và đậm đà bản sắc quê hương. Em rất tự hào vì được sinh ra trong một vùng quê có truyền thống văn hóa đẹp như vậy.

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Cuộc thi đô vật

Đô vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu vật thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng, trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai, người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Xem thêm:  Công thức Lewis là gì? 3 chuyên đề trong chương trình môn Hóa học lớp 10 như thế nào?

Mẫu viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến – Hội trường

Tháng tư hằng năm trường em lại tổ chức ngày hội “Nắng sân trường” cho các bạn học sinh. Đây là cuộc thi được phát động nhằm tạo sân chơi bổ ích, giúp các bạn học sinh có cơ hội tiếp thu kiến thức thú vị về đời sống. Ngày hội bao gồm ba phần. Phần một, các bạn học sinh sẽ trả lời nhanh các câu hỏi do ban tổ chức đưa ra. Đội nào thắng cuộc sẽ bước vào vòng hai và tham gia các trò chơi đồng đội. Đến vòng thứ ba, hai đội cuối cùng sẽ trả lời những câu hỏi khó trong thời gian quy định. Đội chơi nào trả lời có nhiều đáp án đúng hơn sẽ giành chiến thắng. Ngày hội đã khép lại với chiến thắng thuyết phục của đội “Hoa cỏ non”.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Tổng hợp 12+ viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến lớp 3?

Tổng hợp 12+ viết đoạn văn ngắn thuật lại một ngày hội em đã chứng kiến lớp 3? (Hình ảnh từ Internet)

Năng lực ngôn ngữ mà học sinh lớp 3 phải đạt được ra sao?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định học sinh lớp 3 phải đạt được năng lực ngôn ngữ như sau:

– Chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản.

– Viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn.

– Biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

– Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản. Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.

Nội dung thực hành viết ở môn Tiếng Việt lớp 3 có yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt trong nội dung thực hành viết lớp 3 như sau:

– Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia.

– Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.

– Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.

– Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

– Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.

– Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện tử).



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt