Môn Địa lí lớp 10: Tìm hiểu tính địa đới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới mới nhất năm học 2024 – 2025?
Tính địa đới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới?
Tính địa đới là quy luật phân bố các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lý trên Trái Đất theo vĩ độ địa lý. Nó thể hiện rõ rệt qua sự thay đổi có quy luật của khí hậu, đất đai, thảm thực vật, động vật, và các thành phần tự nhiên khác từ xích đạo đến hai cực.
Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là Trái Đất hình cầu, lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Cụ thể chi tiết nguyên nhân chính gây ra tính địa đới như sau:
– Trái Đất hình cầu:
+ Vì Trái Đất có hình cầu, ánh sáng mặt trời không chiếu vuông góc đồng đều trên toàn bộ bề mặt.
+ Ở vùng xích đạo, ánh sáng chiếu gần vuông góc, nên năng lượng mặt trời tập trung trên một diện tích nhỏ, tạo ra nhiệt độ cao.
+ Ở vùng cực, ánh sáng chiếu xiên, năng lượng mặt trời phải phân tán trên diện tích lớn hơn, dẫn đến nhiệt độ thấp.
– Lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ xích đạo về hai cực: Góc chiếu sáng thay đổi theo vĩ độ khiến lượng bức xạ mặt trời giảm dần từ vùng xích đạo (góc chiếu sáng lớn) đến vùng cực (góc chiếu sáng nhỏ).
Điều này tạo ra sự khác biệt về nhiệt độ, là yếu tố quyết định phân hóa các đới khí hậu và các thành phần tự nhiên khác (đất, thảm thực vật, động vật).
Lưu ý: Nội dung tính địa đới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới chỉ mang tính chất tham khảo!
Tính địa đới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới? Các chuyên đề môn Địa lí lớp 10? (Hình từ Internet)
Các chuyên đề môn Địa lí lớp 10?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định các chuyên đề học tập như sau:
Tên chuyên đề |
Lớp 10 |
Lớp 11 |
Lớp 12 |
Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu |
x |
||
Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá |
x |
||
Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí |
x |
||
Chuyên đề 11.1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á (Uỷ hội sông Mê Công; Hợp tác hoà bình trong khai thác Biển Đông) |
x |
||
Chuyên đề 11.2: Một số vấn đề về du lịch thế giới |
x |
||
Chuyên đề 11.3: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) |
x |
||
Chuyên đề 12.1: Thiên tai và biện pháp phòng chống |
x |
||
Chuyên đề 12.2: Phát triển vùng |
x |
||
Chuyên đề 12.3: Phát triển làng nghề |
x |
Theo đó, có 3 chuyên đề môn Địa lí lớp 10 bao gồm:
– Chuyên đề 10.1: Biến đổi khí hậu
– Chuyên đề 10.2: Đô thị hoá
– Chuyên đề 10.3: Phương pháp viết báo cáo địa lí
Định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí như thế nào?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT định hướng phương pháp hình thành, phát triển năng lực địa lí như sau:
– Để phát triển thành phần năng lực nhận thức khoa học địa lí, giáo viên tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động tiếp cận sự vật và hiện tượng địa lí diễn ra trong cuộc sống theo mối quan hệ không gian – thời gian, trả lời các câu hỏi cơ bản: cái gì, ở đâu, như thế nào…; rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các mối liên hệ (tương hỗ, nhân quả) giữa các hiện tượng, quá trình địa lí tự nhiên, giữa các hiện tượng, quá trình địa lí kinh tế – xã hội cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội.
– Để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu địa lí, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh sử dụng các công cụ của địa lí học như: atlat địa lí, bản đồ, lược đồ, biểu đồ, sơ đồ, lát cắt, mô hình, khối đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,… tìm tòi, khám phá các tri thức địa lí; tăng cường khai thác Internet trong học tập, tổ chức cho học sinh học tập ngoài thực địa, trong môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội địa phương.
– Để phát triển thành phần năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về địa lí, học sinh cần được tạo cơ hội để cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, tiếp cận với các tình huống thực tiễn, thực hiện các chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn; vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đề thực tiễn phù hợp.
– Giáo viên cần quan tâm rèn luyện cho học sinh các kĩ năng phát hiện vấn đề, lập kế hoạch nghiên cứu, giải quyết vấn đề, đánh giá kết quả giải quyết vấn đề, nêu giải pháp khắc phục hoặc cải tiến, tăng cường sử dụng các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức thực tế và tư duy phản biện, sáng tạo.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt