Thông tin Nghị định 168 bị bãi bỏ có đúng không? Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ra sao?
Thông tin Nghị định 168 bị bãi bỏ có đúng không?
Ngày 26/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Trong thời gian gần đây, một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội cho rằng Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã bị bãi bỏ. Tuy nhiên, thông tin Nghị định 168 bị bãi bỏ là hoàn toàn sai sự thật.
Theo đó, Nghị định 168 chỉ bị bãi bỏ khi có văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Đồng thời, văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020). Theo đó thì hiện nay, vẫn chưa có Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật nào được đăng Công báo, niêm yết bãi bỏ Nghị định 168/2024/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông.
Ngoài ra, việc lan truyền thông tin sai sự thật về việc Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị bãi bỏ có thể bị xử lý như sau:
– Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật theo khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP)
– Đối với cá nhân vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP)
– Đối với tổ chức vi phạm thì có thể bị từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Thông tin Nghị định 168 bị bãi bỏ có đúng không? (Hình ảnh từ Internet)
Yêu cầu cần đạt trong chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch 209/KH-BGDĐT năm 2021 hướng dẫn về yêu cầu cần đạt trong chiến lược bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ngành giáo dục giai đoạn 2021-2030 như sau:
– 100% các cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên .
– 100% khu vực cổng trường học nằm trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các đường trục chính đô thị được tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông.
– Ngành giáo dục các địa phương, các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông, các cơ quan đơn vị liên quan và chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên; tổ chức giao thông bảo đảm an toàn và chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường học.
Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ra sao?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
– Cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
– Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương, có hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp đến đồng bào các dân tộc thiểu số.
– Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật về giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ.
– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động khác thuộc thẩm quyền quản lý.
Thành viên trong gia đình có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở thành viên khác chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
Từ năm 2025, học sinh vi phạm giao thông sẽ bị hạ hạnh kiểm?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 151/2024/NĐ-CP về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, tích hợp, lồng ghép, tổ chức hoạt động dạy học về kiến thức pháp luật và quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc xây dựng, tích hợp, lồng ghép, tổ chức hoạt động dạy học về kiến thức pháp luật và quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông1. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan căn cứ quy định tại Điều 4 của Nghị định này có trách nhiệm:a) Xây dựng chương trình giảng dạy kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phù hợp với từng cấp học;b) Xây dựng tài liệu, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình chính khóa giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở;c) Xây dựng môn học kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo nội dung kiến thức quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này đối với cấp trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hoạt động dạy học kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.
Theo quy định trên thì nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.
Như vậy, trường hợp học sinh vi phạm giao thông có thể sẽ bị hạ hạnh kiểm.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt