Hội đồng trường mầm non gồm những ai theo quy định hiện nay? Tên trường và biển tên trường mầm non được quy định ra sao?
Thành phần của Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành viên nào?
Căn cứ theo Điều 9 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về thành phần và thủ tục thành lập Hội đồng trường như sau:
Hội đồng trường1. Hội đồng trường của trường công lậpa) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục, phù hợp với quy định của pháp luật.b) Thành phần và thủ tục thành lập hội đồng trườngThành phần Hội đồng trường gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em. Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và các thành viên khác. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ và ít nhất là 07 người, nhiều nhất là 13 người.Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm.Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự, hiệu trưởng làm văn bản đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.…
Như vậy, theo quy định hiện nay thành phần của Hội đồng trường mầm non công lập phải là số lẻ, ít nhất là 07 người và nhiều nhất là 13 người, bao gồm:
– Bí thư cấp ủy
– Hiệu trưởng
– Chủ tịch Công đoàn
– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
– Đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng
– Đại diện chính quyền địa phương và đại diện ban đại diện cha mẹ trẻ em
– Chủ tịch
– Thư kí
– Các thành viên khác
Thành phần của Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành viên nào? (Hình ảnh từ Internet)
Tên trường và biển tên trường mầm non được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
(1) Đặt tên trường
– Tên trường gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
– Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.
(2) Biển tên trường
– Góc trên bên trái:
+ Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;
+ Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
– Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
– Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Quy định về tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non được xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo1. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo. a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:– Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;– Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;– Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:– Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ em;– Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ em;– Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ em.2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.5. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách.
Như vậy, quy định về tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường mầm non được xác định như sau:
– Nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng. Cụ thể:
+ Từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em
+ Từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em
+ Từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em
– Mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi. Cụ thể:
+ Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ em;
+ Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ em;
+ Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ em.
Trong trường hợp số lượng trong nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% số trẻ tối đa thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép nhưng không quá 20 trẻ em/nhóm trẻ và 30 trẻ em/lớp mẫu giáo.
Đồng thời, mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.