Sự tích nhân sâm kể về nguồn gốc kỳ diệu của loại thảo dược quý giá. Câu chuyện không chỉ phản ánh văn hóa dân gian mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc. Hãy cùng khám phá hành trình thú vị này.
Ngày xưa, có hai vợ chồng người tiều phu nghèo khổ, làm lụng vất vả quanh năm. Tờ mờ sáng đã ra đi làm, đến tối mịt mới về nhà mà cũng không kiếm đủ gạo ăn.
Hai vợ chồng có một đứa con trai còn nhỏ, mỗi ngày để ở nhà cho một phần cơm chỉ ăn vừa lưng dạ. Trong cảnh thiếu ăn đó, hai vợ chồng lấy làm ngạc nhiên nhận thấy con mình ngày một béo tốt, hồng hào khỏe mạnh như đã được chăm nuôi tẩm bổ khác thường.
Đứa con còn bé chưa nói năng gì được nên cha mẹ nó muốn hỏi han về sức khỏe lạ lùng của con cũng đành chịu. Được vài năm đứa bé lớn lên như thổi, bắt đầu biết trò chuyện, cha mẹ nó mới hỏi xem phần cơm mỗi ngày để dành cho con ăn có đủ không.
Thằng bé trả lời chẳng biết mùi cơm ra sao vì cứ mỗi khi cha mẹ nó vừa đi khỏi nhà là bầy khỉ ở rừng kéo đến ăn sạch cơm.
Hai vợ chồng người tiều phu quá nỗi kinh ngạc, hỏi con trong mấy năm trời không cơm ăn mà sao lại được khỏe mạnh như vậy. Đứa con ngây thơ mới kể cho hay rằng trong lúc cha mẹ nó vắng nhà, có một thằng bé láng giềng cũng trần truồng như nó, vẫn đến chơi đùa, và chính đứa bé đáng yêu kia đã truyền sức khỏe sang cho nó.
Nghe con nói như thế, cha mẹ nó lại càng lấy làm lạ, nghi hoặc thêm, vì chung quanh ấy lối mươi dặm chẳng có nhà cửa của ai cả. Người tiều phu nghĩ ngợi, đoán chừng đứa bé đến chơi với con mình là Người Sâm (nhân sâm), hồn của cây sâm mọc quanh quẩn gần đâu đây.
Sự tích nhân sâm
Đến sáng hôm sau, người tiều phu đi ra chợ mua một cuộn chỉ tơ mang về dặn dò con là hễ thằng bé kia đến chơi thì lấy chỉ buộc vào chân hoặc tay nó. Đứa con hứa sẽ làm theo lời cha bảo.
Qua ngày hôm sau, vợ chồng người tiều phu đi khỏi nhà như lệ thường, song không vào rừng lấy củi mà rình nấp gần đấy. Nhân sâm lại đến túp lều chơi với thằng bé con người tiều phu, cũng như mọi ngày, và đứa bé theo lời cha dặn, lấy chỉ buộc vào cổ tay bạn.
Vào lúc giữa trưa, hai vợ chồng người tiều phu ra khỏi chỗ nấp, đột ngột trở về nhà, bắt gặp cả hai đứa bé đang nô đùa. Thằng bé sâm vội vàng bỏ chạy rồi biến mất vào cây. Người tiều phu lần theo dấu chỉ đã buộc vào cổ tay Nhân Sâm mà tìm ra được cây sâm.
Tham và ngốc, gã hấp tấp đào xới quá mạnh tay làm chết mất thằng bé Sâm và chỉ lấy được từng miếng rễ cây sâm. Cũng vì thế mà ngày nay người ta chỉ có được các nhánh rễ sâm mường tượng hình dáng người.
Người Sâm chết vì sự vụng về của gã tiều phu, từ đó Sâm không còn công hiệu giúp cho người ta được trường sinh bất tử nữa, mà uống sâm chỉ được bồi dưỡng sức khỏe thôi.
Sự tích nhân sâm mang đến bài học quý giá về lòng biết ơn và sự hi sinh. Câu chuyện khắc họa rõ nét giá trị của tình yêu thương và sự sẻ chia. Đọc truyện, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống và những giá trị văn hóa truyền thống.Từ khóa: sự tích nhân sâm, truyện cổ tích nhân sâm, cổ tích nhân sâm, truyện nhân sâm Việt Nam, truyện nhân sâm bản gốc, ý nghĩa sự tích nhân sâm, nhân sâm trong văn hóa Việt, truyền thuyết nhân sâm, nhân sâm và y học cổ truyền.

Giới thiệu tác giả cho website THPT Phạm Kiệt Sơn Hà
Tên tác giả: Khanh Nguyễn
Vai trò: Biên tập viên nội dung, người phụ trách thông tin và tin tức của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà.
Giới thiệu:
Khanh Nguyễn là người chịu trách nhiệm cập nhật tin tức, sự kiện và hoạt động quan trọng của THPT Phạm Kiệt Sơn Hà. Với tinh thần trách nhiệm cao, tác giả mang đến những bài viết chất lượng, phản ánh chính xác những chuyển động trong nhà trường, từ các hoạt động đoàn thể đến công tác giảng dạy và thành tích của học sinh, giáo viên.
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và truyền thông, Khanh Nguyễn cam kết cung cấp những thông tin hữu ích, giúp phụ huynh, học sinh và giáo viên nắm bắt nhanh chóng các sự kiện quan trọng tại trường. Đặc biệt, tác giả luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các phong trào thi đua, công tác đoàn thể và những thành tích nổi bật của trường trong từng năm học.
Lĩnh vực phụ trách:
Cập nhật tin tức về các hoạt động giáo dục tại trường.
Thông tin về các sự kiện, hội nghị, đại hội quan trọng.
Vinh danh thành tích của giáo viên, học sinh.
Truyền tải thông điệp của nhà trường đến phụ huynh và học sinh.