Soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2? Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 7 cần đạt những yêu cầu gì?

Hướng dẫn học sinh soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2? Những...



Hướng dẫn học sinh soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2? Những yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 7 là gì?






Soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2?

1. Soạn bài Xưởng sô cô la – Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Hãy ghi lại những tưởng tượng của em (bằng từ ngữ hoặc tranh vẽ) về xưởng sản xuất sô-cô-la của một nhà máy kẹo.

– Ở đó có các máy móc kỳ diệu nhào nặn ra bao nhiêu viên kẹo hình thù ngộ nghĩnh. Em ước được đến đó một lần.

2. Soạn bài Xưởng sô cô la – Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Dự đoán: Theo em, dòng sông nâu, con thác và những đường ống khổng lồ có vai trò như thế nào trong việc sản xuất sô- cô- la?

– Theo em, dòng sông nâu, con thác và những đường ống khổng lồ có vai trò quan trọng trong việc sản xuất sô-cô-la .

Câu 2. Suy luận: Chi tiết cỏ và cây hoa mao lương vàng có thể ăn đuợc cho ta thấy điều gì về ông Quơn- cơ?

– Chi tiết cỏ và cây hoa mao lương vàng có thể ăn đuợc cho ta thấy ông Quơn-cơ là người yêu cái đẹp, có trái tim nhân hậu.

3. Soạn bài Xưởng sô cô la – Suy ngẫm và phản hồi

– Nội dung chính: Chuyến đi tham quan Xưởng Sô-cô-la đầy kì thú với bao điều mới lạ, hấp dẫn của các nhân vật.

Câu 1: Tìm các sự kiện có tính chất giả tưởng (phi thực tế) mà Sác-li trải qua khi thăm xưởng sô-cô-la của ông Quơn- cơ.

– Một thung lũng, dòng sông nâu, con thác sô-cô-la. Những đường ống thủy tinh kếch xù.

Câu 2: Tìm một số chi tiết miêu tả:

– Thái độ, hành động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về những điểm khác biệt trong cách ông sản xuất kẹo sô-cô-la mà không một nhà máy nào trên thế giới đó.

– Thái độ, hành động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của không gian nhà máy, về những sáng chế cỏ, hoa có thể ăn được.

Từ những chi tiết đó, hãy cho biết nhân vật ông Quơn-cơ thể hiện những đặc điểm nào của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.

Trả lời:

– Thái độ, hành động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về những điểm khác biệt trong cách ông sản xuất kẹo sô-cô-la mà không một nhà máy nào trên thế giới đó: Kìa! Toàn sô-cô-la đấy. Chỗ này có đủ sô-cô-la để đổ đầy tất cả bồn tắm thượng hạng và cả bể bơi nữa. Ghê không? Và hãy nhìn những đường ống của ta ….

– Thái độ, hành động của ông Quơn-cơ khi giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp của không gian nhà máy, về những sáng chế cỏ, hoa có thể ăn được: Và các bụi cây nhỏ kia nữa? Các cháu thấy chúng có đẹp không? …Cố nhiên là tất cả đều ăn được …

Từ những chi tiết đó, nhân vật ông Quơn-cơ thể hiện những đặc điểm người có những phát minh sáng tạo kì lạ của nhân vật truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 3: Xác định đề tài của văn bản.

Đề tài truyện khoa học viễn tưởng.

Câu 4: Tóm tắt nội dung chính của văn bản Xưởng Sô- cô- la.

Văn bản là cuộc đi thăm của năm đứa trẻ và chín người tới tới xường Sô-cô-la của ông Quơn-cơ. Ở đây họ đã được chứng kiến những dòng sông, con thác vô cùng kĩ vĩ để sản xuất ra sô-cô-la cùng muốn vàn những hoa kẹo đẹp đẽ.

Câu 5: Không gian được miêu tả trong văn bản có gì đặc biệt?

Không gian nhà máy sô-cô-la với những điều độc đáo, thú vị, khác lạ.

Câu 6: Nhân vật trong câu chuyện được đặt vào tình huống như thế nào?

Nhân vật trong câu chuyện được đặt vào tình huống được ngao du đến một nơi hoàn toàn mới lạ, chưa từng thấy trước đây.

Câu 7: Từ câu chuyện về xưởng sô-cô-la của ông Quơn-cơ, em hãy viết đoạn văn khoảng 100 chữ về sự kì diệu của trí tưởng tượng của con người.

Đoạn văn tham khảo:

Từ câu chuyện về xưởng sô-cô-la của ông Quơn-cơ, viết đoạn văn về sự kì diệu của trí tưởng tượng của con người – mẫu 1

Trí tưởng tượng của con người là vô hạn. Nhờ trí tưởng tượng con người sáng tạo ra những điều phong phú không tưởng về cuộc sống xung quanh, mang đến những điều tích cực hướng về cuộc sống tốt đẹp hơn. Trí tưởng tượng góp phần làm cho xã hội phát triển và làm những điều không tưởng.

Từ câu chuyện về xưởng sô-cô-la của ông Quơn-cơ, viết đoạn văn về sự kì diệu của trí tưởng tượng của con người – mẫu 2

Trí tưởng tượng của con người là không giới hạn. Nó như một hình thức phản ánh những mong muốn, khát khao của con người. Như trong văn bản, tác giả đã tưởng tượng ra một quy trình sản xuất sô-cô-la tuyệt vời, hoàn hảo. Và chả ai dám chắc rằng trong tương lai chúng ta sẽ không làm được. Nhiều phát minh sáng chế đều được tạo ra từ trí tưởng tượng của con người. Vì vậy, trí tưởng tượng không chỉ phản ánh ước muốn của con người mà nó còn là động lực để tạo ra những tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp con người ngày càng phát triển đi lên.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2?

Soạn bài Xưởng sô cô la môn Ngữ văn lớp 7 tập 2? Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 7 cần đạt những yêu cầu gì? (Hình ảnh từ Internet)

Kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 7 cần đạt những yêu cầu gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học môn Ngữ văn lớp 7 cần đạt gồm:

– Đọc hiểu nội dung

+ Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

+ Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc

+ Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

+ Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.

– Đọc hiểu hình thức

+ Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngụ ngôn và truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật không gian, thời gian.

+ Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện; qua lời người kể chuyện.

+ Nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

+ Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.

+ Nhận biết được chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ của tuỳ bút, tản văn.

– Liên hệ, so sánh, kết nối

+ Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm văn học.

+ Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu được lí do.

– Đọc mở rộng

+ Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

+ Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.

Các hình thức khen thưởng đối với học sinh lớp 7 là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về hình thức khen thưởng đối với học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện như sau:

– Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.

– Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.

– Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Các hình thức khen thưởng khác.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt