Soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6 tập 2? Môn ngữ văn lớp 6 gồm những kiến thức gì?

Hướng dẫn học sinh soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6 tập 2? Kiến thức...



Hướng dẫn học sinh soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6 tập 2? Kiến thức Ngữ văn lớp 6 gồm những gì?






Soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6?

1. Soạn bài Lẵng quả thông – Chuẩn bị đọc

Đã bao giờ em nhận được một món quà đặc biệt khiến em nhớ mãi? Hãy chia sẻ trải nghiệm ấy với các bạn.

– Kỳ nghỉ hè năm ngoái đã mang đến cho em một kỷ niệm đáng nhớ tại quê ngoại, mà minh chứng là một món quà đặc biệt: một hạt thóc được bác nông dân trao tặng.

– Lớn lên ở thành phố, em ít có cơ hội tiếp xúc với những cánh đồng lúa. Chuyến về quê đúng vào mùa gặt đã mang đến cho em sự thích thú lạ kỳ. Em đã có những buổi vui chơi cùng bạn bè trên cánh đồng lúa chín vàng, một khung cảnh nhộn nhịp như ngày hội. Bác nông dân, nhận thấy sự tò mò của em, đã tặng em một hạt thóc và khuyến khích em mang về trồng để tự mình quan sát quá trình sinh trưởng của cây lúa.

2. Soạn bài Lẵng quả thông – Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc?

Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi ca khúc mà nhà soạn nhạc viết tặng cô khi cô mười tám tuổi.

Câu 2: Cảm nhận của Đa-ni trong lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng cho thấy điều gì về tâm hồn cô?

– Cảm nhận của Đa-ni khi lần đầu tiên đi nghe nhạc giao hưởng là nó tác động đến cô một cách kì lạ, tất cả những giai điệu uyển chuyển gợi lên trong Đa-ni những hình ảnh giống như những giấc mộng.

Câu 3: Vì sao Đa-ni lại khóc khi biết khúc nhạc nổi tiếng là món quà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi?

– Đa-ni khóc khi biết đó là món quà nhạc sĩ viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi vì sự cảm động trước lời hứa của người soạn nhạc sau nhiều năm và giai điệu đó đang nói về cô của hiện tại cùng với sự biết ơn.

Câu 4: Các câu trong ngoặc kép là lời của ai nói với ai, người nghe có mặt hay vắng mặt?

– Các câu trong ngoặc kép là lời của Đa-ni nói với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc và đó là lời trong suy nghĩ của cô.

– Nhà soạn nhạc không có mặt ở đó.

3. Soạn bài Lẵng quả thông – Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Hãy liệt kê những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni Pơ-đơ-xơn trong đoạn trích.

– Những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni trong đoạn trích là:

+ Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

+ Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.

+ Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.

+ Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ-đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.

+ Cô đúng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.

Câu 2: Tìm một số chỉ tiết miêu tả:

– Ngoại hình của Ða-ni.

– Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô.

– Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc.

Từ những chủ tiết đó, em có nhận xét gỉ về nhân vật Đa-ni?

– Một số chi tiết miêu tả:

+ Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

+ Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

+ Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bở biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

Câu 3: Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật Đa-ni. Tìm một số chi tiết chứng minh cho ý kiến của em.

– Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm của mình với nhân vật Đa-ni khi cho người đọc thấy cô là người có tâm hồn trong sáng.

+ Khi nghe thấy bản nhạc, cô bé nghĩ ngay đến quê hương của mình, khu rừng của cô, những ngọn núi, nững tiếng tù và, tiếng sóng biển ào ạt tiếng chim hót,..

Câu 4: Câu chuyện này viết về đề tài gì?

– Câu chuyện viết về đề tài vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

Câu 5: Em hãy nêu chủ đề truyện.

– Chủ đề của truyện là tâm hồn nhân hậu, trong sáng của cô bé tuổi mười tám.

6. Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa như thê nào đối với cô?

– Món quà có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cô bé vì nó giúp cô bé thêm yêu cuộc sống này hơn và cảm nhận cuộc sống này vô cùng tươi đẹp như bản nhạc ông viết tặng cho cô bé.

7. Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ gì về cách cho và nhận quà?

– Từ câu chuyện, em có suy nghĩ rằng món quà giá trị như thế nào không quan trọng bằng cách người cho quà và người nhận quà cũng phải ứng xử sao cho hợp lí.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6?

Soạn bài Lẵng quả thông môn Ngữ văn lớp 6? (Hình ảnh từ Internet)

Môn Ngữ văn lớp 6 có những kiến thức gì?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục 5 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, kiến thức Tiếng Việt của học sinh lớp 6 gồm:

– Từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy

– Từ đa nghĩa và từ đồng âm

– Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng

– Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng (ví dụ: bất, phi) và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (ví dụ: bất công, bất đồng, phi nghĩa, phi lí)

– Các thành phần chính của câu: mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

– Trạng ngữ: đặc điểm, chức năng liên kết câu)

– Công dụng của dấu chấm phẩy (đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp); dấu ngoặc kép (đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường)

– Biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ: đặc điểm và tác dụng

– Đoạn văn và văn bản: đặc điểm và chức năng

– Lựa chọn từ ngữ và một số cấu trúc câu phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản

– Kiểu văn bản và thể loại

+ Văn bản tự sự: bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, bài văn kể lại một truyện cổ dân gian

+ Văn bản miêu tả: bài văn tả cảnh sinh hoạt

+ Văn bản biểu cảm: thơ lục bát; đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ lục bát

+ Văn bản nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng; bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong học tập, đời sống

+ Văn bản thông tin: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng; văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện; biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp, thảo luận

– Sự phát triển ngôn ngữ: hiện tượng vay mượn từ, từ mượn, sử dụng từ mượn

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu

Các hành vi mà học sinh lớp 6 không được làm là gì?

Căn cứ Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về các hành vi học sinh không được làm như sau:

– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

– Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

– Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt