Tham khảo ngay mẫu soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
Soạn bài Buổi học cuối cùng?
Các bạn học sinh lớp 7 tham khảo ngay mẫu soạn bài Buổi học cuối cùng dưới đây:
Soạn bài Buổi học cuối cùng * Nội dung chính: Truyện kể về một buổi học tiếng Pháp cuối cùng tại một ngôi trường ở vùng An-dát (Pháp) khi đất nước bị quân xâm lược. Qua lời kể của cậu học trò Phrăng, tác giả đã khắc họa chân thực không khí căng thẳng, buồn bã bao trùm lên lớp học. Hình ảnh thầy giáo Ha-men với tình yêu tha thiết dành cho tiếng Pháp, cho quê hương đất nước đã để lại ấn tượng sâu đậm. Qua buổi học cuối cùng, người đọc cảm nhận được sự trân trọng đối với ngôn ngữ dân tộc, ý thức về trách nhiệm gìn giữ văn hóa, truyền thống. * Ý nghĩa của bài: Tình yêu ngôn ngữ dân tộc: Truyện khẳng định tầm quan trọng của tiếng nói dân tộc. Khi một dân tộc bị mất tiếng nói đồng nghĩa với việc họ mất đi một phần bản sắc văn hóa, dễ bị đồng hóa. Ý thức trách nhiệm với quê hương: Qua hình ảnh thầy giáo Ha-men và những người dân trong làng, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương đất nước. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, họ vẫn giữ vững tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc. Sự trân trọng quá khứ: Truyện nhắc nhở chúng ta về việc trân trọng những giá trị truyền thống, những kiến thức đã được học hỏi. Sự hối hận của cậu bé Phrăng về thời gian đã qua là một bài học sâu sắc. Lòng yêu nghề của người thầy: Hình ảnh thầy giáo Ha-men là biểu tượng của người thầy tận tụy, yêu nghề, luôn hết lòng vì học sinh. * Giá trị nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu cảm xúc: Ngôn ngữ của tác phẩm giản dị, gần gũi nhưng giàu sức biểu cảm. Các chi tiết miêu tả tâm lý nhân vật, khung cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng đều rất sinh động, chân thực. Cốt truyện đơn giản, hấp dẫn: Câu chuyện được kể một cách tự nhiên, lôi cuốn người đọc theo dõi từ đầu đến cuối. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Các nhân vật trong truyện đều được khắc họa rõ nét, có cá tính riêng. Đặc biệt là hình ảnh thầy giáo Ha-men để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ý nghĩa nhân văn sâu sắc: Truyện mang đậm tính nhân văn, đề cao những giá trị tốt đẹp của con người như tình yêu quê hương, lòng yêu nghề, ý thức trách nhiệm. |
*Lưu ý: Thông tin về Soạn bài Buổi học cuối cùng? chỉ mang tính chất tham khảo./.
Soạn bài Buổi học cuối cùng? Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7? (Hình từ Internet)
Yêu nước có phải là phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh lớp 7 (THCS) bao gồm:
(1) Yêu nước
(2) Nhân ái
(3) Chăm chỉ
(4) Trung thực
(5) Trách nhiệm
Như vậy, yêu nước là một trong 5 phẩm chất của học sinh lớp 7.
>> Xem Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT: Tải (Lưu ý: Một số nội dung tại File này được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT).
Yêu cầu cần đạt đối với 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu cần đạt về 5 phẩm chất chủ yếu của học sinh THCS theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như sau:
(1) Yêu nước
– Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên.
– Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, quê hương.
– Có ý thức bảo vệ các di sản văn hoá, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá.
(2) Nhân ái
Yêu quý mọi người
– Trân trọng danh dự, sức khoẻ và cuộc sống riêng tư của người khác.
– Không đồng tình với cái ác, cái xấu; không cổ xuý, không tham gia các hành vi bạo lực; sẵn sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,…
– Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động từ thiện và hoạt động phục vụ cộng đồng.
Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người
– Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
– Tôn trọng sự đa dạng về văn hoá của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và các dân tộc khác.
– Cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
(3) Chăm chỉ
Ham học
– Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
– Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
– Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.
Chăm làm
– Tham gia công việc lao động, sản xuất trong gia đình theo yêu cầu thực tế, phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân.
– Luôn cố gắng đạt kết quả tốt trong lao động ở trường lớp, cộng đồng.
– Có ý thức học tốt các môn học, các nội dung hướng nghiệp; có hiểu biết về một nghề phổ thông.
(4) Trung thực
– Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm.
– Nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về mọi lời nói, hành vi của bản thân.
– Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.
– Không xâm phạm của công.
– Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống
(5) Trách nhiệm
Có trách nhiệm với bản thân
– Có thói quen giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khoẻ.
– Có ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí đồ dùng của bản thân.
– Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.
– Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
Có trách nhiệm với gia đình
– Quan tâm đến các công việc của gia đình.
– Có ý thức tiết kiệm trong chi tiêu của cá nhân và gia đình.
Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
– Quan tâm đến các công việc của cộng đồng; tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
– Tôn trọng và thực hiện nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật về giao thông; có ý thức khi tham gia các sinh hoạt cộng đồng, lễ hội tại địa phương
– Không đồng tình với những hành vi không phù hợp với nếp sống văn hoá và quy định ở nơi công cộng.
– Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
Có trách nhiệm với môi trường sống
– Sống hoà hợp, thân thiện với thiên nhiên.
– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
– Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt