Số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm là số chẵn đúng không?

Số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm là số chẵn đúng không? Hoạt động...



Số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm là số chẵn đúng không? Hoạt động của hội đồng trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?







Số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm là số chẵn đúng không?

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:

Hội đồng trườngHội đồng trường được thành lập và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và một số quy định cụ thể sau đây:2. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm được quy định như sau:a) Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường;b) Thành viên trong trường bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường cao đẳng sư phạm.– Thành viên đương nhiên bao gồm: bí thư Đảng ủy trường, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn và bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường;– Thành viên được bầu thông qua hội nghị đại biểu của trường bao gồm thành viên đại diện giảng viên (chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường) và thành viên đại diện viên chức, người lao động của trường.

Xem thêm:  Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường cao đẳng là gì?

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì số lượng thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm phải là số lẻ.

Theo đó, thành viên hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm có tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong trường và thành viên ngoài trường.

Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không?

Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? (Hình từ Internet)

Hoạt động của hội đồng trường cao đẳng sư phạm được quy định như thế nào?

Hoạt động của hội đồng Trường Cao Đẳng Sư Phạm được quy định tại khoản 7 Điều 9 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT như sau:

(1) Hội đồng trường họp định kỳ ít nhất 03 tháng một lần và họp đột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên hội đồng trường hoặc có đề nghị bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc của chủ tịch hội đồng trường.

Cuộc họp của hội đồng trường là hợp lệ khi có trên 50% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự, trong đó có thành viên ngoài trường tham dự. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học quy định tỷ lệ biểu quyết cao hơn; quyết định của hội đồng trường được thể hiện bằng hình thức nghị quyết.

Biên bản cuộc họp và nghị quyết của hội đồng trường được gửi đến các thành viên hội đồng trường, cơ quan quản lý trực tiếp trường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc nghị quyết được ký thông qua;

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa của khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của Châu Á? Trường trung học cơ sở được tổ chức theo mấy loại hình?

(2) Nhiệm kỳ của hội đồng trường thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.

Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc của hội đồng trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường;

(3) Chủ tịch hội đồng trường được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương hiệu trưởng; thư ký hội đồng trường được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương trưởng phòng; phụ cấp cho các thành viên khác trong hội đồng trường được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của nhà trường.

Kinh phí hoạt động của hội đồng trường, phụ cấp chức vụ của chủ tịch, thư ký và phụ cấp cho các thành viên (nếu có) được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

(4) Ủy quyền điều hành hội đồng trường

Khi chủ tịch hội đồng trường không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức và hoạt động của trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên còn lại của hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường.

Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên hội đồng trường, gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp và thông báo công khai trong toàn trường.

Thời gian ủy quyền và các nội dung khác liên quan đến việc ủy quyền được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường, bảo đảm phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Nhiệm vụ, quyền hạn hội đồng trường của trường Cao Đẳng Sư Phạm gồm những gì?

Tại khoản 1 Điều 8 Điều lệ trường cao đẳng sư phạm ban hành kèm theo Thông tư 23/2022/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn hội đồng trường của trường cao đẳng sư phạm như sau:

Xem thêm:  Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có 384 ngày? Năm học 2024 2025 kết thúc ngày nào âm lịch?

– Thông qua các quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của trường;

– Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

– Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường, nếu có. Nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp trường;

– Tổ chức đánh giá kết quả công tác của chủ tịch hội đồng trường, các thành viên của hội đồng trường định kỳ theo thời điểm đánh giá xếp loại viên chức của trường;

– Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn khác được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm;

– Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm hoặc thay thế các thành viên của hội đồng trường;

– Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý trực tiếp trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt