Sở Giáo dục và Đào tạo TpHCM vừa có Công văn chấn chỉnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh và tư vấn tuyển sinh?
Sở Giáo dục TpHCM chấn chỉnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh và tư vấn tuyển sinh?
Ngày 09/1/2025, Sở Giáo dục TpHCM đã có Công văn 176/SGDĐT-GDTXCNĐH tải về theo đó nhằm đảm bảo hiệu quả và thực hiện đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh và tư vấn tuyển sinh năm học 2024 – 2025 Sở Giáo dục TpHCM yêu cầu:
– Đảm bảo thực hiện đúng các quy định về tổ chức Hoạt động Trải nghiệm hướng nghiệp trong nhà trường theo Thông tư 32/20218/TT-BGDĐT
– Thời gian tổ chức hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh và tư vấn tuyển sinh phải đảm bảo Kế hoạch năm học của đơn vị; căn cứ tình hình nhà trường và nhu cầu của học sinh, Thủ trưởng đơn vị phải xây dựng kế hoạch tổ chức, các phương án đảm bảo an toàn trường học;
– Tránh tổ chức các hoạt động trùng lặp gây quá tải cho giáo viên, học sinh và không mang lại hiệu quả; đơn vị phối hợp tổ chức thực hiện phải đảm bảo đủ điều kiện về hồ sơ pháp lý, chức năng, năng lực tổ chức hoạt động.
– Không tổ chức các hoạt động quảng cáo, tư vấn du học trong các buổi hướng nghiệp, phân luồng và tư vấn tuyển sinh.
– Đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về thu thập, quản lý và sử dụng dữ liệu, thông tin của giáo viên và học sinh; không cung cấp thông tin cá nhân của học sinh, cha mẹ học sinh cho mục đích quảng cáo tuyển sinh.
Sở Giáo dục TpHCM chấn chỉnh các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh và tư vấn tuyển sinh? (Hình từ Internet)
Hướng nghiệp trong giáo dục là gì?
Tại Điều 9 Luật Giáo dục 2019 có quy định như sau:
Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục1. Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.2. Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông tiếp tục học ở cấp học, trình độ cao hơn hoặc theo học giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động phù hợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu xã hội, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước.3. Chính phủ quy định chi tiết hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục theo từng giai đoạn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài cơ sở giáo dục.
Hướng nghiệp trong giáo dục giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có phải là nội dung bắt buộc?
Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp.
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
– Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi.
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh.
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.
Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt