Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng mới nhất 2025?

Có phải mới đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 232 thi hành Điều...



Có phải mới đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng?






Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng mới nhất 2025?

Ngày 20/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 thi hành Điều lệ Đảng.

Cụ thể Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 quy định thi hành 44 Điều của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011.

Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 được ban hành trong hệ thống Đảng tới các chi bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2025. Các tổ chức đảng và đảng viên có trách nhiệm thi hành.

Các quy định trước đây trái với nội dung Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 đều bãi bỏ.

Tải về chi tiết Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng mới nhất 2025!

Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng mới nhất 2025?

Quy định 232 thi hành Điều lệ Đảng mới nhất 2025? (Hình từ Internet)

Từ 20/01/2025 người ra khỏi Đảng sau 36 tháng mới được kết nạp lại?

Tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 có quy định như sau:

3.5. Về kết nạp lại người vào Đảng.3.5.1. Người được xét kết nạp lại phải có đủ các điều kiện sau:a) Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng.b) Ít nhất là 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng (riêng người bị án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích; đảng viên đã bị đưa ra khỏi Đảng do vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình thì thực hiện theo quy định của Ban Bí thư); làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng; phải được ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ (hoặc tương đương) đồng ý bằng văn bản, cấp uỷ có thẩm quyền (huyện uỷ và tương đương) xem xét, quyết định.c) Thực hiện đúng các thủ tục nêu ở các Khoản 1, 2, 3, Điều 4 Điều lệ Đảng.3.5.2. Đối tượng không xem xét kết nạp lại.Không xem xét, kết nạp lại những người trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án hình sự về tội tham nhũng; bị kết án hình sự về tội phạm nghiêm trọng trở lên.3.5.3. Chỉ kết nạp lại một lần.3.5.4. Những đảng viên được kết nạp lại phải trải qua thời gian dự bị.

Xem thêm:  Tổng hợp các mẫu viết đoạn văn tả ngôi nhà của em lớp 3 điểm cao và ngắn gọn? Tham gia các hoạt động trải nghiệm có phải là nhiệm vụ của học sinh lớp 3?

Như vậy, đảng viên khi ra khỏi Đảng phải đợi ít nhất 36 tháng sau mới dược kết nạp lại vào Đảng nếu đủ diều kiện. Riêng người bị án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng thì phải sau 60 tháng kể từ khi được xoá án tích;

Ngoài ra, sẽ không kết nạp lại những đối tượng trước đây ra khỏi Đảng vì lý do: Tự bỏ sinh hoạt đảng; làm đơn xin ra khỏi Đảng (trừ trường hợp vì lý do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng; bị kết án hình sự về tội tham nhũng; bị kết án hình sự về tội phạm nghiêm trọng trở lên.

Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên như thế nào?

Theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy định 232-QĐ/TW năm 2025 giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên như sau:

– Không đặt ra việc xem xét lại đối với những đảng viên có vấn đề về đảng tịch đã được cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, kết luận trước đây mà không phát hiện thêm vấn đề gì mới.

– Chỉ xem xét, khôi phục quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên.

Xem thêm:  Công thức so sánh hơn trong môn Tiếng Anh như thế nào? Môn tiếng anh có phải là môn công cụ?

– Đảng viên được kết nạp trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 05/9/1960) và trước ngày 30/4/1975 (ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào) mà lúc kết nạp vào Đảng chưa đủ 18 tuổi thì ngày vào Đảng được giữ nguyên.

– Đảng viên được kết nạp vào Đảng trong kháng chiến chống Pháp từ tháng 7/1954 trở về trước và đảng viên được kết nạp trong kháng chiến chống Mỹ ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào (từ tháng 7/1954 đến tháng 12/1973) nếu chỉ có một người giới thiệu vào Đảng thì vẫn được công nhận đảng tịch.

– Những đồng chí trước đây đã vào Việt Minh hay một tổ chức quần chúng cách mạng hoạt động bí mật (từ tháng 02/1951 trở về trước), sau đó được tham gia sinh hoạt chi bộ, thì lấy ngày sinh hoạt chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.

– Những đồng chí hoạt động trong kháng chiến chống Pháp (từ tháng 7/1954 trở về trước) và trong kháng chiến chống Mỹ (từ tháng 7/1954 đến ngày 30/4/1975) từ phía Nam sông Bến Hải trở vào, chưa được kết nạp vào Đảng nhưng đã được tổ chức đảng giao nhiệm vụ của người đảng viên như làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc tham gia việc thành lập chi bộ thì lấy ngày chi bộ giao nhiệm vụ làm công tác tuyên truyền phát triển đảng viên hoặc ngày tham gia lập chi bộ là ngày kết nạp vào Đảng.

Xem thêm:  Từ 31/1/2025, trường mầm non được tăng quy mô nhóm, lớp?

Đối với trường hợp chỉ là quần chúng cảm tình đảng, được tổ chức đảng giao một số việc để thử thách (như giao liên hoặc theo dõi tình hình địch…), chưa được kết nạp vào Đảng, nhưng ngộ nhận mình đã vào Đảng, sau đó được tổ chức đảng cho sinh hoạt, được rèn luyện thử thách, xét có đủ tư cách đảng viên thì được công nhận là đảng viên từ ngày tham gia sinh hoạt đảng.

– Những đảng viên có nghi vấn không được tổ chức đảng kết nạp vào Đảng thì phải xem xét kỹ, sau khi thẩm tra thấy có đủ căn cứ kết luận là đã được tổ chức kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc đúng với quy định tại những điểm nêu trên và từ đó đến nay vẫn tham gia sinh hoạt đảng, giữ gìn được tư cách đảng viên thì cấp uỷ có thẩm quyền công nhận là đảng viên. Nếu đủ căn cứ kết luận người đó mạo nhận là đảng viên thì cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên.

– Những đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng do gián đoạn sinh hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do chính bản thân gây ra thì không nối lại sinh hoạt đảng và thông báo xoá tên trong danh sách đảng viên;

Nếu nội dung vi phạm không phải do chính bản thân gây ra và được chỉ bộ, cấp uỷ cơ sở nơi công tác hoặc nơi cư trú xác nhận vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn được phẩm chất đạo đức trong thời gian không tham gia sinh hoạt đảng thì được xét nổi lại sinh hoạt đảng.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt