Quan Hành Khiển Ất Tỵ năm nay như thế nào? Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025?
Quan Hành Khiển Ất Tỵ 2025?
Người ta tin rằng có 12 vị Hành khiển sẽ luân phiên nhau xuống trần gian hằng năm để trông coi mọi việc. Đúng vào thời điểm giao thừa thì các quan hành khiển sẽ đi thị sát trần gian, làm lễ bàn giao công việc năm cũ sang năm mới.
Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển. Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
Theo đó, quan hành khiển Ất Tỵ 2025 là Ngô Vương Hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
Lưu ý: thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Quan Hành Khiển Ất Tỵ 2025? Học sinh Hà Nội có lịch nghỉ Tết 2025 ra sao? (Hình từ Internet)
Học sinh Hà Nội có lịch nghỉ Tết 2025 ra sao?
Ngày 20/12/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội vừa ban hành Công văn 4561/SGDĐT-VP…Tải về trong đó có thông báo về Lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 cho học sinh trên địa bàn TP Hà Nội 2025, cụ thể :
Lịch nghỉ Tết học sinh Hà Nội 2025 sẽ được nghỉ tổng cộng 9 ngày liên tục, từ thứ Bảy ngày 25/1/2025 đến hết Chủ nhật ngày 2/2/2025 (tức từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Ngoài ra, tại Công văn 4561/SGDĐT-VP…Tải về, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cũng có chỉ đạo các việc cần làm trong dịp Tết Ất Tỵ như sau:
– Các nhà trường thông báo cụ thể lịch nghỉ Tết Dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ Tết Ất Tỵ 2025 đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường; tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và sử dụng pháo; nâng cao kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích, phòng, tránh các tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn, nhất là an toàn trên không gian mạng; thực hiện nghiêm túc công tác phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học dịp nghỉ Tết. Phối hợp chặt chẽ với Công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng, chống cháy nổ… tại đơn vị.
– Căn cứ vào điều kiện thực tế, các đơn vị quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với cán bộ, giáo viên, các gia đình thuộc diện chính sách và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn để mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Trong thời gian nghỉ Tết, nếu gặp vấn đề phát sinh, các đơn vị cần báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo theo số điện thoại trực tuyến.
– Thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân, kỷ niệm ngày truyền thống, hội nghị tổng kết năm, gặp mặt đầu năm, Tết trồng cây… thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương.
Nhiệm vụ của học sinh các cấp khi đến trường học là gì?
Căn cứ Điều 82 Luật Giáo dục 2019 quy định về nhiệm vụ của học sinh các cấp bao gồm
– Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
– Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
– Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
– Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
– Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Các hành vi nào mà học sinh không được làm?
Căn cứ theo Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về 07 hành vi học sinh không được làm bao gồm:
(1) Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
(2) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
(3) Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
(4) Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
(5) Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
(6) Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
(7) Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt