Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025? Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7?

Tham khảo 2 mẫu phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh môn...



Tham khảo 2 mẫu phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh môn Ngữ văn lớp 7 mới nhất 2025?






Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025?

Bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được sáng tác vào năm 1948, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo họp bàn công việc trong một đêm trăng rằm tháng Giêng.

Dưới đây là một 2 mẫu Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết, mới nhất 2025:

Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng mẫu 1

Bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1948, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Trong bối cảnh ấy, bài thơ vừa thể hiện tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên, vừa phản ánh trách nhiệm lớn lao của Bác và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai cách mạng.

Nguyên tiêu dạ bán nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Trong hai câu thơ đầu, hình ảnh thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ và hài hòa. Trăng rằm tròn đầy, ánh sáng soi xuống dòng sông mùa xuân, nước hòa với trời, tất cả tạo nên một không gian tràn ngập sức sống. Từ “xuân” được lặp lại ba lần nhấn mạnh sắc xuân tràn ngập trong cảnh vật, đồng thời ẩn chứa ý nghĩa biểu tượng cho sự tươi mới, tràn đầy hy vọng. Qua đây, ta cảm nhận được tâm hồn thi sĩ của Hồ Chí Minh, luôn rung động trước vẻ đẹp thiên nhiên ngay cả trong hoàn cảnh gian khó.

Xem thêm:  Top các mẫu Đề thi Tự nhiên xã hội lớp 2 học kì 1 chi tiết nhất? Việc lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh lớp 2 theo tiêu chí gì?

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Với hai câu thơ sau: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy lại là bối cảnh của cuộc họp bàn việc quân. Trong sự tĩnh lặng của đêm xuân, ánh trăng như chứng kiến những toan tính, lo toan vì sự nghiệp cách mạng. Câu thơ cuối với hình ảnh “trăng đầy thuyền” không chỉ là sự miêu tả thiên nhiên mà còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Ánh trăng tràn ngập con thuyền gợi lên cảm giác ấm no, đủ đầy, đồng thời biểu thị niềm tin vào thắng lợi của cách mạng và một tương lai tươi sáng cho dân tộc.

Bài thơ sử dụng thể thơ tứ tuyệt, ngôn ngữ cô đọng nhưng giàu hình ảnh và ý nghĩa. Thiên nhiên trong thơ không chỉ là cảnh vật mà còn hòa quyện cùng lý tưởng cách mạng, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của Hồ Chí Minh với đất nước, con người.

Rằm tháng Giêng là một bài thơ trữ tình – cách mạng đặc sắc, vừa mang hơi thở của thiên nhiên, vừa bừng lên tinh thần lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người đọc không chỉ thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời của Bác mà còn cảm nhận được bản lĩnh và trách nhiệm của một nhà lãnh đạo luôn vì dân, vì nước. Tác phẩm để lại giá trị sâu sắc về nghệ thuật và tư tưởng.

Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng mẫu 2

Bài thơ Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) của Hồ Chí Minh không chỉ là một bài thơ trữ tình cách mạng mà còn là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thấm đẫm chất lãng mạn. Qua những câu thơ ngắn gọn, Hồ Chí Minh đã khéo léo lồng ghép tình yêu thiên nhiên, niềm lạc quan cách mạng và tài năng nghệ thuật bậc thầy của mình.

Xem thêm:  Mùa đánh cá ngừ đại dương ở nước ta thường là mùa nào? Thời gian làm bài kiểm tra trên giấy học sinh môn Địa lí lớp 12?

Nguyên tiêu dạ bán nguyệt chính viên

Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên

Hình ảnh thiên nhiên được khắc họa trong hai câu thơ đầu với sự hài hòa và tràn đầy sức sống. Ánh trăng rằm tròn đầy soi xuống dòng sông mùa xuân, hòa quyện với bầu trời trong trẻo, tất cả tạo nên một không gian rực rỡ và thanh bình. Điệp từ “xuân” lặp lại ba lần không chỉ nhấn mạnh sắc xuân mà còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự tươi mới, căng tràn hy vọng. Bức tranh thiên nhiên hiện lên như một bức thủy mặc, vừa lãng mạn vừa tinh tế.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền

Giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, Hồ Chí Minh và các đồng chí vẫn miệt mài bàn bạc việc quân. Điều đặc biệt ở đây là hình ảnh thiên nhiên không hề bị lu mờ bởi công việc cách mạng, mà ngược lại, ánh trăng còn trở thành nhân chứng cho những quyết tâm, những lo toan vì đất nước. Hình ảnh “nguyệt mãn thuyền” (trăng đầy thuyền) vừa miêu tả vẻ đẹp trữ tình của thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Ánh trăng đầy không chỉ tượng trưng cho sự đủ đầy, trọn vẹn mà còn gợi lên niềm tin vào một tương lai thắng lợi.

Với thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bài thơ đã kết hợp tài tình giữa hình ảnh thiên nhiên lãng mạn và lý tưởng cách mạng cao đẹp. Ngôn ngữ trong thơ giàu tính hình tượng, hình ảnh thiên nhiên vừa cụ thể, gần gũi lại mang ý nghĩa sâu sắc.

Bài thơ Rằm tháng Giêng cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên, tinh tế của Hồ Chí Minh, đồng thời thể hiện sự gắn bó hài hòa giữa thơ ca và lý tưởng cách mạng. Tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm không chỉ về nghệ thuật mà còn về tư tưởng, là minh chứng cho tài năng nghệ thuật và tinh thần thép của Bác trong những năm tháng gian khó.

Xem thêm:  Virus HMPV là gì? Các triệu chứng thường gặp khi nhiễm Virus HMPV? Phòng y tế trường học cần trang bị tối thiểu bao nhiêu giường bệnh?

Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025? Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7?

Phân tích bài thơ Rằm tháng Giêng chi tiết nhất 2025? Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7? (Hình từ Internet)

Ai lựa chọn sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7?

Tại Điều 18 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Sách giáo khoa, thiết bị dạy học và tài liệu tham khảo1. Sách giáo khoa sử dụng trong trường trung học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.2. Thiết bị dạy học sử dụng trong nhà trường thuộc danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các thiết bị dạy học khác theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông.3. Nhà trường lựa chọn, trang bị thiết bị dạy học, xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy học và giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 7 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lựa chọn. Trường trung học hướng dẫn giáo viên, học sinh sử dụng sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.

Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh lớp 7 dựa vào đâu?

Theo Điều 17 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh lớp 7 dựa vào:

– Chương trình các môn học

– Hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông,

– Khung kế hoạch thời gian năm học và điều kiện thực tiễn của địa phương



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt