Nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục từ 10/02/2025 như thế nào?

Theo quy định mới thì nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục như thế...



Theo quy định mới thì nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục như thế nào? Đoàn thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục được quy định ra sao?







Nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục từ 10/02/2025 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT (văn bản có hiệu lực từ 10/02/2025) có quy định về nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục bao gồm

– Thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục.

– Xây dựng, ban hành các văn bản quy định nội bộ của cơ sở giáo dục theo phân cấp và thẩm quyền.

– Thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế chuyên môn, quy chế thi, quy chế tuyển sinh, quy chế đào tạo, quy định về in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ; tự chủ mở ngành đào tạo, ban hành chương trình đào tạo, thực hiện các quy định về giáo trình, bài giảng; việc quản lý tài chính, tài sản;

– Hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế; công tác tổ chức cán bộ; việc thực hiện các quy định về điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục; nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên.

– Thực hiện pháp luật liên quan đến tổ chức, hoạt động của các đơn vị, tổ chức và cá nhân thuộc cơ sở giáo dục.

– Thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhà trường theo quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.

Xem thêm:  Viết bài văn kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử mà em đã đọc đã nghe mới nhất 2025? Giáo viên Tiếng Việt lớp 4 cần có bằng cấp gì?

– Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đoàn thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT có quy định về đoàn thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục như sau:

(1) Đoàn thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục là Đoàn thanh tra được thành lập theo quyết định của Thủ trưởng cơ sở giáo dục. Đoàn thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục có Trưởng đoàn, Phó trưởng đoàn (nếu cần thiết) và các thành viên Đoàn thanh tra.

(2) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ban hành quy định về quy trình thanh tra nội bộ, kế hoạch thanh tra hằng năm khi xét thấy cần thiết, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về thanh tra theo quy định tại Điều 67 Nghị định 43/2023/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.

Nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục từ 10/02/2025 như thế nào?

Nội dung thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục từ 10/02/2025 như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Nội dung thanh tra chuyên ngành đối với Sở Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT có quy định về nội dung thanh tra chuyên ngành đối với Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:

(1) Việc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân:

– Quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục, phân luồng, hướng nghiệp học sinh tại địa phương phù hợp với chiến lược phát triển ngành giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương;

Xem thêm:  Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là tờ báo nào? Học sinh THPT có được kết nạp vào Đảng không?

– Quyết định mức thu học phí hằng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật;

– Quyết định biên chế công chức của cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

– Phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật.

(2) Việc trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành:

– Các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền;

– Văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục; phương án tích hợp nội dung về mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo vào quy hoạch của tỉnh theo Luật Quy hoạch và các quy định có liên quan;

– Kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông trên địa bàn; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được phân công trên phạm vi địa bàn tỉnh; văn bản chấp thuận về việc thành lập, cho phép thành lập; sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục theo phân cấp trên địa bàn;

– Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý phù hợp với thực tiễn của địa phương; phê duyệt Phương án thành lập, tổ chức lại, giải thể các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

(3) Việc phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp số lượng người làm việc hằng năm của các cơ sở giáo dục công lập trong kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Xem thêm:  Mẫu bài văn nghị luận 600 chữ về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống? Trường hợp được xét đặc cách tốt nghiệp THPT?

(4) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục theo phân cấp; đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý; tuyển dụng hoặc phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.

(5) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các cơ sở giáo dục đại học; trường cao đẳng sư phạm, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh theo phân cấp của Chính phủ.

(6) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo và người có chức danh theo dõi giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã.

(7) Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.

(8) Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất về thống kê, công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

(9) Thực hiện thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật.

(10) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt