Nội dung của kế hoạch Nava là gì? Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là nội dung lớp mấy?

Nội dung của kế hoạch Nava do Pháp và Mỹ thực hiện trên bán đảo Đông Dương là...



Nội dung của kế hoạch Nava do Pháp và Mỹ thực hiện trên bán đảo Đông Dương là gì?






Nội dung của kế hoạch Nava là gì?

Kế hoạch Nava (1953) là chiến lược quân sự của Pháp. Nội dung của kế hoạch Nava là tập trung lực lượng, củng cố phòng ngự và chuyển sang tấn công để xoay chuyển tình thế trước Việt Minh, hy vọng giành thắng lợi trong chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng.

Nội dung của kế hoạch Nava được quân đội Pháp triển khai qua 3 giai đoạn như sau:

– Thu Đông 1953: Pháp sử dụng chiến thuật tấn công để củng cố thế phòng ngự ở miền Bắc, chống đỡ các cuộc tấn công của bộ đội chủ lực Việt Minh, nhằm duy trì quyền kiểm soát khu vực này.

– Xuân Hè 1954: Sau khi làm suy yếu lực lượng chủ lực Việt Minh tại miền Bắc, Pháp chuyển trọng tâm vào miền Nam, phát động tấn công chiến lược tại Liên khu 5 và bình định toàn bộ miền Nam.

– Thu Đông 1954: Sau khi kiểm soát miền Nam, Pháp dự kiến tập trung lực lượng tấn công miền Bắc, tiêu diệt chủ lực Việt Minh để giành chiến thắng quyết định, biến Đông Dương thành căn cứ quân sự của Mỹ.

Xem thêm:  Top bộ câu hỏi ôn tập tin học cơ bản mới nhất? Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục môn Tin học các cấp ra sao?

Lưu ý: Nội dung của kế hoạch Nava chỉ mang tính chất tham khảo!

Nội dung của kế hoạch Nava là gì? Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là nội dung lớp mấy?

Nội dung của kế hoạch Nava là gì? Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là nội dung lớp mấy? (Hình từ Internet)

Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là nội dung lớp mấy?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định về nội dung Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1991 môn Lịch sử và Địa lí lớp 9 như sau:

– Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.- Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ.- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946).- Nhận biết và giải thích được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng.- Mô tả được những thắng lợi tiêu biểu trên mặt trận quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao,… trong kháng chiến chống thực dân Pháp.- Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,…).- Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954 – 1975 (phong trào Đồng khởi; đánh bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,…).- Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.- Trình bày được sự thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam và vùng biên giới phía Bắc trong những năm 1975 – 1979, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.- Nêu được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trong những năm 1976 – 1985.- Mô tả được đường lối Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, giải thích được nguyên nhân, nêu được kết quả và ý nghĩa của công cuộc Đổi mới trong giai đoạn 1986 – 1991.- Đánh giá được thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện đường lối Đổi mới.

Xem thêm:  Danh sách 208 trường đại học và cao đẳng sư phạm đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước và quốc tế?

Theo đó, nội dung giải thích được nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp là yêu cầu cần đạt môn Lịch sử và Địa lí lớp 9

Thời lượng phân môn Lịch sử lớp 9 là bao nhiêu tiết?

Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử và Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định thời lượng dành cho môn học là 105 tiết/lớp/năm học. Tỉ lệ % số tiết dành cho các mạch nội dung trong bảng sau:

Mạch nội dung

Lớp 6

Lớp 7

Lớp 8

Lớp 9

Toàn cấp

Địa lí

45

42

41

40

42

Địa lí tự nhiên đại cương

45

11

Địa lí các châu lục

42

11

Địa lí tự nhiên Việt Nam

41

10

Địa lí kinh tế – xã hội Việt Nam

40

10

Lịch sử

45

42

41

40

42

Thế giới

22

20

20

19

20

Việt Nam

23

22

21

21

22

Chủ đề chung

6

8

10

6

Đánh giá định kì

10

10

10

10

10

Theo đó, thời lượng phân môn Lịch sử lớp 9 là 40 tiết.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt