Nhuận tháng giêng là gì? Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải chuyển đổi từ ngày 14/1/2025?

Nhuận tháng giêng là gì? Nhuận tháng giêng năm nào? Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục...



Nhuận tháng giêng là gì? Nhuận tháng giêng năm nào? Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải chuyển đổi từ ngày 14/1/2025 đúng không?






Nhuận tháng giêng là gì?

Trong âm lịch, tháng giêng dùng để chỉ tháng thứ nhất của năm âm lịch.

Thông thường, theo quy luật của lịch Âm, cứ 2 hoặc 3 năm sẽ có một năm nhuận. Năm nhuận sẽ có 13 tháng thay vì 12 tháng như bình thường. Tháng nhuận được thêm vào có thể là bất kỳ tháng nào trong năm, trừ tháng Giêng và tháng Chạp.

Tuy nhiên, theo một số phép tính lịch, đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ có tháng Giêng nhuận (Mùng 1 tháng Giêng Âm lịch vào ngày Chủ nhật 21/1/2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20/2/2148). Trước đây, năm Quý Hợi 1803 cũng là năm nhuận tháng giêng.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Xem chi tiết: Lịch vạn niên 2148 – Lịch âm 2148

Xem thêm: Nhuận 2 tháng Giêng năm nào?

Nhuận tháng giêng là gì? Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải chuyển đổi từ ngày 14/1/2025? (Hình từ Internet)

Vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải chuyển đổi từ ngày 14/1/2025?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/01/2025 quy định về các vị trí công tác lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi từ ngày 14/01/2025 như sau:

Xem thêm:  Top 20 thứ đi nghĩa vụ quân sự cần mang theo? Học sinh lớp mấy phải đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu?

[1] Tuyển sinh, đào tạo thuộc các trường công lập.

[2] Phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; phân bổ chỉ tiêu đào tạo sau đại học và chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương.

[3] Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu, giáo trình, giáo cụ giảng dạy, các vật tư kỹ thuật khác phục vụ giảng dạy, nghiên cứu.

[5] Thẩm định hồ sơ thành lập, cho phép hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi quản lý.

[6] Quản lý các đề án, dự án thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

[7] Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo

Theo đó, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo là từ đủ 03 (ba) năm đến 05 (năm) năm. Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm có văn bản điều động, bố trí, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:  Viết đoạn văn về một bức tranh ảnh thể hiện một cảnh đẹp ở nước ta? Nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2024 2025?

Chương trình giáo dục đào tạo được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 8 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình giáo dục đào tạo như sau:

– Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

– Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

Xem thêm:  Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024 2025 thành phố Hà Nội? 

– Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều này.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt