Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?

Trong văn học khái niệm nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình có đặc điểm...



Trong văn học khái niệm nhân vật trữ tình là gì? Nhân vật trữ tình có đặc điểm gì và có vai trò như thế nào?






Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình?

Nhân vật trữ tình là khái niệm trong văn học, để hiểu nhân vật trữ tình là gì có thểm tham khảo như sau.

Nhân vật trữ tình đặc biệt liên quan đến thơ ca và các tác phẩm trữ tình, dùng để chỉ hình tượng nhân vật mà qua đó tác giả bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình. Nhân vật trữ tình không nhất thiết là tác giả, nhưng mang giọng điệu, tư tưởng, cảm xúc của tác giả, thường xuất hiện như một cái “tôi” cảm xúc trong tác phẩm.

Đặc điểm của nhân vật trữ tình thường được thể hiện dưới 3 khía cạnh là:

– Thể hiện cảm xúc, tâm trạng: Nhân vật trữ tình thường là phương tiện để tác giả bộc lộ những cung bậc cảm xúc đa dạng như buồn, vui, yêu, giận, nhớ nhung…

Ví dụ: Trong bài Tự tình II (Hồ Xuân Hương), nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi buồn tủi và phẫn uất về thân phận người phụ nữ. Trong bài Thu điếu (Nguyễn Khuyến), nhân vật trữ tình thể hiện tâm trạng tĩnh lặng, hòa mình vào cảnh thu yên bình…

Gắn với bối cảnh trữ tình: Nhân vật trữ tình thường hòa quyện cảm xúc với không gian, thời gian, cảnh vật để tạo chiều sâu nghệ thuật.

Xem thêm:  Top 10 bài văn tả phong cảnh lớp 5 ngắn gọn? Giáo viên Tiếng Việt lớp 5 dạy bao nhiêu tiết mỗi tuần?

Ví dụ: Trong bài Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi), nhân vật trữ tình gắn cảm xúc với cảnh thiên nhiên mùa hè:

“Rồi hóng mát thuở ngày trường,

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.”

Trong bài Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi cô đơn qua cảnh vật đèo heo hút:

“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.”

– Mang tính cá nhân nhưng phổ quát: Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc riêng tư nhưng đồng thời phản ánh tâm trạng chung của con người, tạo sự đồng cảm sâu sắc.

Ví dụ: Trong bài Đồng chí (Chính Hữu), nhân vật trữ tình bộc lộ tình đồng đội gắn bó sâu sắc:

“Áo anh rách vai,

Quần tôi có vài mảnh vá,

Miệng cười buốt giá…”

Trong bài Tôi yêu em (Puskin), nhân vật trữ tình bộc lộ tình yêu cá nhân nhưng chạm đến rung động chung về tình yêu:

“Tôi yêu em, đến nay chừng có thể,

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai.”

Vai trò của nhân vật trữ tình bao gồm như sau:

– Là trung tâm bộc lộ tư tưởng và cảm xúc của tác giả.

– Tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa người viết và người đọc.

– Là cầu nối giữa thế giới bên trong của tác giả với hiện thực đời sống.

Lưu ý: nội dung nhân vật trữ tình là gì chỉ mang tính chất tham khảo!

Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?

Nhân vật trữ tình là gì? Đặc điểm và vai trò của nhân vật trữ tình? Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn như thế nào?

Tại Điều 10 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Xem thêm:  Điều kiện để học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên được lên lớp là gì?

Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên1. Quy trình đánh giáa) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.2. Xếp loại kết quả đánh giáa) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;b) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Xem thêm:  trangnguyen edu vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 8 như thế nào? Yêu cầu về nội dung giáo dục tiểu học ra sao?

Theo đó, quy trình đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn thực hiện theo 3 bước như sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

Bước 2: Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;

Bước 3: Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

Yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn?

Theo quy định tại Điều 9 Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT các yêu cầu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên môn Ngữ văn bao gồm như sau:

– Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

– Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

– Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt