Nha bình dân học vụ là cơ quan gì được thành lập vào thời gian nào và mục đích thành lập để làm gì?
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào?
Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 8/9/1945 là cơ quan chuyên trách về xóa nạn mù chữ.
Bối cảnh ra đời của Nha Bình dân học vụ là sau ngày 2/9/1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập cùng lúc đối mặt với nạn đói, nạn dốt và nạn ngoại xâm.
Vào thời điểm này cứ 100 người thì có 3 trẻ em từ 8 đến 16 tuổi đi học và 2 người lớn biết chữ, còn 95 người thất học. Có những làng không một người nào biết chữ.
Với tình hình đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu việc cấp bách, chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Hồ Chủ tịch ra bản hiệu triệu đồng bào tham gia chống nạn mù chữ, khuyên người chưa biết chữ phải thi đua đi học, những người đã biết phải thi đua dạy học; kêu gọi mọi người, kẻ giúp của, người giúp công để tiêu diệt giặc dốt.
Chính vì vậy, Nha Bình dân học vụ được ra đời với mục tiêu hạn trong 6 tháng làng và thị trấn nào cũng phải có “ít ra là một lớp bình dân” và cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc.
Nha Bình dân học vụ được thành lập vào thời gian nào? Nhà nước có chính sách gì đối với xóa mù chữ? (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách gì đối với xóa mù chữ?
Theo Điều 2 Nghị định 20/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách đối với phổ cập giáo dục, xóa mù chữ1. Nhà nước ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.2. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo quy định.3. Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được hưởng thù lao theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, chính sách của Nhà nước đối với xóa mù chữ bao gồm:
– Ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ;
– Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức quốc tế, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào việc thực hiện xóa mù chữ ở Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Hỗ trợ cho các đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng tham gia chương trình xóa mù chữ.
– Cá nhân tham gia tổ chức, quản lý, dạy học và các công việc khác để thực hiện xóa mù chữ được hưởng thù lao.
Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ như thế nào?
Hiện nay có hai tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ cụ thể:
– Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 quy định tại Điều 20 Nghị định 20/2014/NĐ-CP bao gồm:
+ Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 25 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 1.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
+ Đối với tỉnh: Có ít nhất 90% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
– Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 quy định tại Điều 21 Nghị định 20/2014/NĐ-CP bao gồm:
+ Đối với xã: Có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2; đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có ít nhất 90% số người trong độ tuổi từ 15 đến 35 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2.
+ Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
+ Đối với tỉnh: Có 100% số huyện được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt