Người 24 tuổi tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được không?

Có được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu...



Có được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số đã đủ 24 tuổi hay không?






Người đủ 24 tuổi tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được không?

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 6 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển như sau:

Tiêu chuẩn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển1. Tiêu chuẩn chunga) Thường trú từ 05 năm liên tục trở lên tính đến năm tuyển sinh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; có cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi (hoặc có một trong hai bên là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi), người trực tiếp nuôi dưỡng sống tại vùng này;b) Đạt các tiêu chuẩn sơ tuyển đối với các ngành, nghề có yêu cầu sơ tuyển;c) Không quá 22 tuổi tính đến năm tuyển sinh, có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.2. Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, người học. được cử tuyển vào đại học phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại khá trở lên;d) Có thời gian học đủ 03 năm học và tốt nghiệp trung học phổ thông tại trường thuộc địa bàn tuyển sinh theo quy định hoặc tại trường phổ thông dân tộc nội trú.3. Ngoài tiêu chuẩn chung quy định tại khoản l Điều này, người học được cử tuyển vào cao đẳng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:a) Tốt nghiệp trung học phổ thông;b) Xếp loại hạnh kiểm các năm học của cấp học trung học phổ thông đạt loại tốt;c) Xếp loại học lực năm cuối cấp đạt loại trung bình trở lên;

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người 24 tuổi đã quá tuổi tuyển sinh (22 tuổi) theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.

Xem thêm:  Tổng hợp 200 câu trắc nghiệm Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án 2025 mới nhất? Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đối tượng nghiên cứu ra sao?

Người 24 đủ tuổi tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được không?

Người đủ 24 tuổi tuyển sinh theo chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số được không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc cử tuyển học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số là gì?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc cử tuyển học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như sau:

– Đúng đối tượng, tiêu chuẩn theo quy định.

– Khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.

– Bảo đảm người đi học theo chế độ cử tuyển được xét tuyển và bố trí việc làm sau khi tốt nghiệp.

Quy trình cử tuyển học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ra sao?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định quy trình cử tuyển học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số như sau:

(1) Thông báo kế hoạch cử tuyển

Căn cứ chỉ tiêu cử tuyển được giao, Ủy ban nhân dân cấp tình xây dựng kế hoạch cử tuyển và phải đăng thông báo công khai ít nhất 02 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng của cấp tỉnh, huyện và xã là báo in hoặc báo điện tử hoặc báo nói hoặc báo hình;

Đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

(2) Nội dung thông báo kế hoạch cử tuyển gồm:

– Đối tượng, tiêu chuẩn, chỉ tiêu cử tuyển;

Xem thêm:  Không tổ chức thi tuyển sinh lớp 6 từ năm 2025?

– Vị trí việc làm cho từng chỉ tiêu;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển, số điện thoại của bộ phận được phân công trực tiếp nhận hồ sơ.

(3) Người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc qua cổng dịch vụ công cấp tỉnh hoặc Hệ thống thông tin một cứa điện tử cấp tỉnh.

(4) Hồ sơ đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển gồm:

– Đơn đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 141/2020/NĐ-CP);

– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính giấy khai sinh;

– Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 141/2020/NĐ-CP);

– Giấy chứng nhận con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh; người được hưởng chính sách như thương binh (nếu có);

– Hai ảnh chân dung (cỡ 4×6 cm) chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;

– Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển.

(5) Thời hạn nhận hồ sơ của người đăng ký xét tuyển học theo chế độ cử tuyển là 30 ngày kể từ ngày thông báo kế hoạch cử tuyển công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

(6) Chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày xét tuyển, hội đồng cử tuyển phải lập danh sách người có đủ tiêu chuẩn dự tuyển học theo chế độ cử tuyển và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Xem thêm:  Chính thức có đáp án thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025 môn Lịch sử?

(7) Thành lập hội đồng cử tuyển

– Hội đồng cử tuyển (sau đây gọi tắt là hội đồng) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển sinh cử tuyển;

– Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Phó Chủ tịch thường trực hội đồng là Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Phó Chủ tịch hội đồng là Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng ban Dân tộc tỉnh; các thành viên khác gồm: Đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành có liên quan đến lĩnh vực dự kiến xét tuyển, Mặt trận Tổ quốc tỉnh;

– Nhiệm vụ của hội đồng: thẩm định hồ sơ, xét chọn và đề xuất danh sách người đủ tiêu chuẩn đi học theo chế độ cử tuyển theo chỉ tiêu được giao. Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người được cứ đi học theo chế độ cử tuyển;

– Nguyên tắc làm việc của hội đồng: hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch hội đồng;

– Thông báo kết quả xét duyệt: chậm nhất là 05 ngày làm việc sau ngày xét tuyển, hội đồng cử tuyển phải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách người trúng tuyển đi học theo chế độ cử tuyển. Hội đồng thông báo công khai kết quả xét duyệt cử tuyển ngay sau khi được phê duyệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của Sở Giáo dục và Đào tạo.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt