Thực hư thông tin Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung hoàn toàn Nghị định 100 có đúng không? Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục ra sao?
Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung hoàn toàn Nghị định 100 phải không?
Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 1 như sau:“2a. Hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể đối với từng chức danh về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe”.2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 6 Điều 28 như sau:a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 6 Điều 28 như sau:“d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;”;b) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 6 Điều 28 như sau:“i) Sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký;”.3. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 10 Điều 28 như sau:“a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm q khoản 6; điểm e khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;b) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm i, điểm k khoản 4; điểm h khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải từ 01 tháng đến 03 tháng;”.4. Sửa đổi, bổ sung điểm h khoản 11 Điều 28 như sau:“h) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm n khoản 6 Điều này buộc lắp đặt đồng hồ tính tiền cước, thiết bị in hóa đơn trên xe theo đúng quy định;”.5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 74 như sau:a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 74 như sau:“b) Điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; khoản 4; điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm h khoản 6 Điều 12;”;b) Sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 74 như sau:“e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm p khoản 4; điểm d, điểm i, điểm n, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều 28;”;c) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 Điều 74 như sau:“g) Điều 31;”;d) Sửa đổi, bổ sung điểm m khoản 5 Điều 74 như sau:“m) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm q khoản 6; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm k khoản 7; điểm c, điểm d khoản 8 Điều 28;”;đ) Sửa đổi, bổ sung điểm o khoản 5 Điều 74 như sau:“o) Điều 31;”.6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 80 như sau:a) Sửa đổi, bổ sung điểm i khoản 3 Điều 80 như sau:“i) Các hành vi vi phạm quy định về giá cước quy định tại Điều 23 (điểm l khoản 3), Điều 31 (khoản 2, khoản 3) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm d khoản 6), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc là nhân viên phục vụ trên xe thì bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 6 Điều 28 của Nghị định này;”;b) Sửa đổi, bổ sung điểm l khoản 3 Điều 80 như sau:“l) Các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng quy định tại Điều 23 (điểm n khoản 5) và các hành vi vi phạm tương ứng quy định tại Điều 28 (điểm p khoản 4), trong trường hợp cá nhân kinh doanh vận tải là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo quy định tại các điểm, khoản tương ứng của Điều 28 Nghị định này;”;c) Sửa đổi, bổ sung đoạn đầu khoản 5 Điều 80 như sau:“5. Đối với các hành vi vi phạm quy định về chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện, vi phạm quy định về tải trọng của phương tiện, của cầu, đường được quy định tại Điều 65 của Nghị định này, người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải, cá nhân, tổ chức xếp hàng lên phương tiện giao thông đường sắt buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định cụ thể sau đây:”.7. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 82 như sau:“4. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.”….
Như vậy, Nghị định 168 không sửa đổi, bổ sung hoàn toàn quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ở Nghị định 100 mà chỉ sửa đổi, bổ sung ở một số điểm, khoản, điều.
Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung hoàn toàn Nghị định 100 phải không? Trẻ mầm non phải được giáo dục kiến thức, an toàn giao thông? (Hình ảnh từ Internet)
Trẻ mầm non phải được giáo dục kiến thức, an toàn giao thông?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định về giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ như sau:
Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ1. Giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là trẻ em mầm non), học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.2. Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh tại cơ sở giáo dục đó.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng, tích hợp, lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng cấp học, ngành học.
Như vậy, trẻ em mầm non sẽ được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non.
Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục ra sao?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục như sau:
(1) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
– Nhận biết loại phương tiện giao thông đường bộ;
– Nhận biết đèn tín hiệu giao thông, ý nghĩa tín hiệu đèn và một số biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
– An toàn khi đi bộ, trên các phương tiện giao thông đường bộ;
– Biết đội mũ bảo hiểm đúng cách;
– Nơi vui chơi an toàn;
– Những nguy hiểm, hậu quả khi không tuân thủ quy định an toàn giao thông đường bộ.
(2) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh tiểu học bao gồm:
– Nhận biết hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông; biển báo hiệu đường bộ thường gặp;
– Một số quy tắc giao thông đường bộ thường gặp; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ;
– Đi qua đường bộ an toàn;
– Chọn và đội mũ bảo hiểm đúng cách;
– Lên, xuống xe đạp, xe gắn máy, xe mô tô an toàn;
– Làm quen với xe đạp và cách điều khiển xe đạp an toàn;
– Một số kỹ năng phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
(3) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học cơ sở bao gồm:
– Quy tắc giao thông đường bộ;
– Nhận biết và chấp hành báo hiệu đường bộ;
– Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn và cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông đường bộ;
– An toàn khi ngồi trên xe cơ giới;
– Cách điều khiển xe đạp, xe đạp điện an toàn;
– Phòng ngừa rủi ro, hậu quả của tai nạn giao thông và xử lý sự cố giao thông.
(4) Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đối với học sinh trung học phổ thông, học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
– Quy tắc giao thông đường bộ; báo hiệu đường bộ; tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới;
– Dự đoán và phòng tránh nguy hiểm;
– Cách điều khiển xe gắn máy an toàn.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt