Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không? Học sinh có bị phạt theo theo Nghị định 168?

Chính phủ ban hành Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không? ...



Chính phủ ban hành Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không?






Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không?

Căn cứ Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có quy định

Hiệu lực thi hành1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy định tại khoản 2 Điều này.2. Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 của Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.

Theo quy định về hiệu lực thi hành của Nghị định 168 giao thông không có quy định bãi bỏ hoàn toàn Nghị định 100.

Mặt khác tại Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng không quy định Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hoàn toàn mà chỉ sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 chỉ ở một số điều khoản nhất định.

Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không?

Nghị định 168 giao thông bãi bỏ Nghị định 100 hay không? (Hình từ Internet)

Học sinh có bị phạt theo theo Nghị định 168?

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đối tượng bị xử phạt theo Nghị định 168 giao thông gồm cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong đó, các tổ chức bị xử phạt theo Nghị định 168 giao thông gồm có:

Xem thêm:  Ngày thần tài 2025 là ngày mấy? Giáo viên được nghỉ những ngày lễ nào trong năm?

– Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

– Đơn vị sự nghiệp công lập;

– Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);

– Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

– Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;

– Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, học sinh vẫn thuộc đối tượng bị xử phạt theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP nếu có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Mức phạt tiền cao nhất đối với người điều khiển xe máy vi phạm theo Nghị định 168 là bao nhiêu?

Tại khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền cao nhất đối với người điều khiển xe máy vi phạm là từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với các hành vi:

– Điều khiển xe không quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông;

– Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

– Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;

Xem thêm:  Top 04 các văn mẫu viết thư chúc mừng năm mới ông bà ngắn gọn và hay nhất? Mục tiêu giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4?

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

– Thực hiện các hành vi sau mà gây tai nạn giao thông:

+ Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

+ Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

+ Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 6 Điều này;

+ Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn;

+ Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi gặp người đi bộ qua đường hoặc khi đi trên đoạn đường qua khu dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động hoặc khi gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp dải phân cách có khả năng chống chói) hoặc khi chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;

+ Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

+ Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

+ Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

+ Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;

Xem thêm:  Đề thi và đáp án môn Địa lí kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025?

+ Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

+ Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

+ Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;

+ Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

+ Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;

+ Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

+ Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

+ Không giảm tốc độ (hoặc dừng lại) và nhường đường khi điều khiển xe đi từ đường không ưu tiên ra đường ưu tiên, từ đường nhánh ra đường chính;

+ Không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến; không giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến.

+ Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

+ Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

+ Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;

+ Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;

+ Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt