Có phải ngày 4 tháng 4 là Tết Thanh minh 2025? Giáo viên có được nghỉ vào ngày Tết Thanh minh 2025 để đi tảo mộ không?
Ngày 4 tháng 4 là Tết Thanh minh 2025 đúng không?
Tết Thanh Minh 2025 (hay còn gọi là Ngày Tảo Mộ) là một trong những ngày quan trọng trong văn hóa của người Việt và nhiều nước Á Đông. Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên thông qua các nghi lễ tảo mộ, dọn dẹp phần mộ và cúng bái.
Theo lịch âm dương, Thanh Minh là tiết khí thứ năm trong “nhị thập tứ khí”, diễn ra sau tiết Xuân phân, bắt đầu khoảng ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch và kết thúc vào ngày 20 hoặc 21 tháng 4.
Năm 2025, Tết Thanh Minh sẽ diễn ra vào ngày 4 tháng 4 dương lịch, tức ngày 8 tháng 3 âm lịch. Vào ngày này, các gia đình thường tập trung để sửa sang mộ phần, thắp hương tưởng nhớ tổ tiên và có thể tổ chức một mâm cúng ngay tại phần mộ hoặc tại nhà. Đây không chỉ là dịp bày tỏ sự biết ơn đối với người đã khuất mà còn là cơ hội để con cháu học hỏi và duy trì truyền thống “uống nước nhớ nguồn”.
Bên cạnh việc thăm viếng mộ phần, Tết Thanh Minh cũng là khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau, tăng thêm sự gắn kết giữa các thế hệ. Ngoài ra, vào dịp này, thời tiết thường dễ chịu, trời trong xanh, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời như dã ngoại, du xuân.
Như vậy, thứ sáu ngày 4 tháng 4 (tức ngày 08/03/2025 âm lịch) là Tết Thanh minh 2025
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Ngày 4 tháng 4 là Tết Thanh minh 2025 đúng không? (Hình ảnh từ Internet)
Tết Thanh minh 2025 thì giáo viên có được nghỉ làm để đi tảo mộ không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch: 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, Tết Thanh minh 2025 không được quy định là những ngày lễ, tết mà giáo viên nói riêng và người lao động nói chung được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương.
Tuy nhiên, giáo viên vẫn có thể xin nghỉ vào ngày này bằng những cách sau:
(1) Nghỉ phép
Căn cứ theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, giáo viên sẽ có từ 12 – 16 ngày phép nếu làm đủ năm. Do vậy, nếu giáo viên còn phép hoặc có thể được ứng phép trước thì có thể dùng ngày nghỉ phép để có thể đi tảo mộ cùng gia đình vào dịp Tết Thanh minh 2025.
(2) Gộp phép
– Giáo viên có thể thỏa thuận với cơ quan hoặc cấp trên để có thể nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019,
– Trong trường hợp, cấp trên đồng ý cho nghỉ gộp phép thì giáo viên được hưởng nguyên lương đối với những ngày nghỉ đó.
(3) Xin nghỉ không lương
Giáo viên có thể thỏa thuận với cơ quan, cấp trên của mình để được phép nghỉ không lương nếu đã hết ngày nghỉ phép hằng năm hoặc muốn tiết kiệm ngày phép.
Lưu ý: Việc nghỉ thêm ngày bằng cách gộp phép hay cả nghỉ không lương đều phải có thỏa thuận và được sự đồng ý của cấp trên hoặc cơ quan đang công tác; nếu tự ý nghỉ, người lao động bị coi là tự ý nghỉ bỏ việc.
Giáo viên có được dạy thêm ở nhiều trung tâm cùng 1 lúc?
Theo Điều 4 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm như sau:
(1) Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ 03 trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống.
(2) Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(3) Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Theo đó, căn cứ theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về việc dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường như sau:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Như vậy, từ những quy định trên chỉ có quy định người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm chứ không cấm giáo dạy thêm ở nhiều trung tâm cùng 1 lúc
Tuy nhiên giáo viên dạy thêm ở nhiều nơi cần lưu ý phải dạy thêm ở cơ sở dạy thêm đã đăng ký kinh doanh; phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
Ngoài ra, trường hợp giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt