Ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025 đúng không? Hiện nay trường tiểu học hoạt động giáo dục như thế nào?

Có phải ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025? Hiện nay trường tiểu học hoạt động...



Có phải ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025? Hiện nay trường tiểu học hoạt động giáo dục như thế nào?







Ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025 đúng không?

Tết Nguyên Tiêu, hay Rằm tháng Giêng (15/01 âm lịch), là ngày rằm đầu tiên của năm mới âm lịch, mang ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Á Đông, đặc biệt ở Việt Nam và Trung Quốc.

Theo đó “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, còn “Tiêu” nghĩa là đêm, do đó, Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm. Ngày này còn được gọi là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng Mười). Đối với Phật tử, đây là dịp quan trọng để lễ Phật, thể hiện qua câu: “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Cụ thể, Theo Lịch Vạn niên tháng 2 năm 2025 như sau:

Như vậy, Thứ tư Ngày 12 tháng 2 dương lịch (tức ngày 15 tháng Giêng) là Tết Nguyên Tiêu 2025.

Vào Tết Nguyên Tiêu 2025, các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, tổ tiên để cầu mong một năm mới bình an, thuận lợi. Ở Việt Nam, các Phật tử thường đến chùa lễ Phật, tụng kinh Dược Sư cầu phúc lành. Trong khi đó, người Hoa tổ chức lễ hội hoa đăng, thả đèn lồng cầu nguyện bình an. Các chùa thường tổ chức đàn Dược Sư, tụng kinh suốt tháng Giêng để mang lại phước báo an lành cho mọi người.

Xem thêm:  Đã có Thông tư 28 về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục?

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025 đúng không?

Ngày 12 tháng 2 là Tết Nguyên tiêu 2025 đúng không? (Hình ảnh từ Internet)

Hiện nay trường tiểu học hoạt động giáo dục như thế nào?

Theo Điều 19 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học được quy định cụ thể như sau:

– Các hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.

Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

– Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài lớp học thông qua một số hình thức chủ yếu: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.

Xem thêm:  Thời gian cấp bằng tốt nghiệp đại học là bao lâu?

Quyền của học sinh tiểu học như thế nào?

Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học bao gồm:

– Được học tập

+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.

+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.

+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:

Xem thêm:  Đáp án tuần 3 Bảng A Bảng B Bảng C Cuộc thi Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025?

Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.

Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.

– Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.

– Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.

– Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.

– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt