Có phải năm 2148 ăn tết 2 lần? Tháng Giêng có ngày lễ tết nào mà học sinh được nghỉ học?
Năm 2148 ăn tết 2 lần?
Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam và nhiều quốc gia Á Đông. Tuy nhiên, theo chu kỳ đặc biệt của lịch Âm – Dương, có những năm hiếm hoi mà Tết Nguyên Đán có thể xuất hiện hai lần trong cùng một năm dương lịch. Thông thường, theo quy luật của lịch Âm, cứ 2 hoặc 3 năm sẽ có một năm nhuận. Năm nhuận sẽ có 13 tháng thay vì 12 tháng như bình thường. Tháng nhuận được thêm vào có thể là bất kỳ tháng nào trong năm, trừ tháng Giêng và tháng Chạp.
Theo một số phép tính lịch, đến năm 2148 (Mậu Thân) sẽ có tháng Giêng nhuận (Mùng 1 tháng Giêng Âm lịch vào ngày Chủ nhật 21/1/2148, mùng 1 tháng Giêng nhuận vào thứ Ba ngày 20/2/2148). Cụ thể theo Lịch Vạn niên 2148 như sau:
Như vậy, do có tháng Giêng nhuận nên vào năm 2148 ăn tết 2 lần trong năm này. Trước đây, năm Quý Hợi 1803 cũng là năm nhuận tháng Giêng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Năm 2148 ăn tết 2 lần? Tháng Giêng có ngày lễ tết nào mà học sinh tiểu học được nghỉ học? (Hình ảnh từ Internet)
Tháng Giêng có ngày lễ tết nào mà học sinh tiểu học được nghỉ học?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể nào liên quan tới lịch nghỉ lễ của học sinh. Do đó, học sinh sẽ học tập theo lịch của nhà trường và giáo viên.
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tế như sau:
Nghỉ lễ, tết1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);b) Tết Âm lịch: 05 ngày;c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì vào tháng Giêng học sinh tiểu học sẽ được nghỉ học vào dịp Tết Âm lịch và nghỉ tối thiểu là 5 ngày.
Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của học sinh tiểu học bao gồm:
– Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
– Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
– Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
– Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
– Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
Quyền của học sinh tiểu học như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định quyền của học sinh tiểu học bao gồm:
– Được học tập
+ Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.
+ Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
+ Học sinh trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc tại Việt Nam, trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học ở nhà trường nếu có nguyện vọng chuyển đến học trong một trường tiểu học thì được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp.
+ Học sinh khuyết tật được học hòa nhập ở một trường tiểu học; được đảm bảo các điều kiện để học tập và rèn luyện; được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.
+ Học sinh được học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.
+ Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo các bước sau:
Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.
+ Học sinh có kết quả học tập còn hạn chế, đã được giáo viên, cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ mà vẫn chưa hoàn thành, tùy theo mức độ chưa hoàn thành của các nhiệm vụ học tập và rèn luyện, giáo viên báo cáo hiệu trưởng xem xét quyết định lên lớp hoặc ở lại lớp, đồng thời cùng với gia đình quyết định các biện pháp giáo dục phù hợp.
– Được bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, dân chủ; được đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng; được cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình học tập, rèn luyện của bản thân; được đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện.
– Được tham gia các hoạt động phát huy khả năng của cá nhân; được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của cá nhân.
– Được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định.
– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt