Mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học được quy định như thế nào? Các mức khen thưởng học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học được quy định như thế nào? Các mức...



Mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học được quy định như thế nào? Các mức khen thưởng học sinh tiểu học được quy định như thế nào?







Mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học như sau:

(1) Mục tiêu cấp tiểu học

Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể:

– Giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, trong đó nhấn mạnh hai kỹ năng nghe và nói.

– Có kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Anh bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới.

– Có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng nền văn hoá và ngôn ngữ của dân tộc mình.

– Hình thành cách học tiếng Anh hiệu quả, tạo cơ sở cho việc học các ngoại ngữ khác trong tương lai.

(2) Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học cơ sở, học sinh có thể:

– Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và trực tiếp trong những tình huống gần gũi và thường nhật.

– Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh, có những hiểu biết khái quát về đất nước, con người, nền văn hoá của các quốc gia nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, đồng thời có hiểu biết và tự hào về những giá trị của nền văn hoá dân tộc mình.

– Có thái độ tích cực đối với môn học và việc học tiếng Anh, bước đầu biết sử dụng tiếng Anh để tìm hiểu các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.

– Hình thành và áp dụng các phương pháp và chiến lược học tập khác nhau để phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong và ngoài lớp học, quản lý thời gian học tập và hình thành thói quen tự học.

(3) Mục tiêu cấp trung học phổ thông

Sau khi hoàn thành chương trình môn Tiếng Anh cấp trung học phổ thông, học sinh có thể:

– Sử dụng tiếng Anh như một công cụ giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhằm đáp ứng các nhu cầu giao tiếp cơ bản và thiết thực về những chủ đề quen thuộc liên quan đến nhà trường, hoạt động vui chơi, giải trí, nghề nghiệp, …

– Tiếp tục hình thành và phát triển kiến thức cơ bản về tiếng Anh, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp; thông qua tiếng Anh có những hiểu biết sâu rộng hơn về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới, hiểu và tôn trọng sự đa dạng của các nền văn hoá, đồng thời bước đầu phản ánh được giá trị nền văn hoá Việt Nam bằng tiếng Anh.

– Sử dụng tiếng Anh để nâng cao chất lượng học tập các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông.

– Sử dụng tiếng Anh để theo đuổi mục tiêu học tập cao hơn hoặc có thể làm việc ngay sau khi học xong cấp trung học phổ thông.

– Áp dụng các phương pháp học tập khác nhau để quản lý thời gian học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc học và tự học, củng cố phương pháp tự học, tự đánh giá và chịu trách nhiệm về kết quả học tập, hình thành thói quen học tập suốt đời.

Mục tiêu môn Tiếng Anh đối với từng cấp học được quy định như thế nào? Các mức khen thưởng học sinh tiểu học được quy định như thế nào? (Hình ảnh từ Internet)

Các mức khen thưởng học sinh tiểu học được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 13 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

(1) Hiệu trưởng tặng giấy khen cho học sinh:

– Khen thưởng cuối năm học:

+ Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

+ Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

– Khen thưởng đột xuất: học sinh có thành tích đột xuất trong năm học.

(2) Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

(3) Cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt.

Phương pháp dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 được quy định ra sao?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 681/BGDĐT-GDTH năm 2020 hướng dẫn tổ chức dạy học môn tiếng Anh tự chọn lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định như sau:

– Tổ chức dạy học môn Tiếng Anh tự chọn phải đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Tổ chức dạy đủ 4 kỹ năng là nghe, nói, đọc và viết, trong đó tập trung phát triển chủ yếu hai kỹ năng là nghe và nói;

– Tổ chức đa dạng các hình thức dạy và học bao gồm cả học ở trong và ngoài lớp học;

– Tạo môi trường sử dụng và thể hiện bằng tiếng Anh tối đa cho học sinh; tăng cường phát triển văn hóa đọc sách, truyện bằng tiếng Anh phù hợp với giai đoạn làm quen tiếng Anh của học sinh.

– Khi triển khai thực hiện cần chú ý đến các yếu tố tạo sự hứng thú và yêu thích với môn học, không gây quá tải hay căng thẳng cho học sinh.

Bao nhiêu tuổi thì vào học lớp 1 năm 2025?

Căn cứ theo Điều 33 Điều lệ Trường tiểu học được ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh tiểu học1. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi. Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.2. Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trẻ em 06 tuổi sẽ vào học lớp 1 (tuổi được tính theo năm). Tuy nhiên, độ tuổi vào học lớp 1 có thể cao hơn 06 tuổi nhưng không được quá 03 tuổi đối với các trẻ em thuộc đối tượng dưới đây:

– Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ.

– Trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa.

– Trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam.

Lưu ý: Trường hợp trẻ em vào học lớp 1 vượt quá 03 tuổi so với độ tuổi học lớp 1 theo quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.



Chuyên mục: Giáo Dục
Nguồn: THPT Phạm Kiệt